Bạn muốn đi du học tại Pháp, Bỉ, Canada hoặc tại một trường đại học nước ngoài có chương trình giảng dạy bằng tiếng Pháp, và bạn mong muốn xin một học bổng tài trợ cho việc học của bạn ? Trong tầm hiểu biết của chúng tôi, hầu như có rất ít học bổng cấp cho học sinh mới tốt nghiệp THPT. Đa số các học bổng đều cấp cho việc theo học Thạc sĩ, tiến sĩ. Một số ít học bổng dành cho những sinh viên đã học năm thứ nhất hoặc năm thứ hai Đại học.

Để được chấp nhận, ngoài các kiến thức về chuyên môn, bạn phải chuẩn bị tốt kiến thức ngôn ngữ, tức tiếng Pháp.

- Muốn chứng minh trình độ ngôn ngữ của mình, nước Pháp và Bỉ yêu cầu bạn phải có bằng DELF B2 hoặc thi chứng nhận TCF đạt trên 400 điểm (mức 4) (Xem chi tiết ...).

- Để tìm hiểu chi tiết về khác biệt giữa bằng DELF và giấy chứng nhận kỹ năng tiếng Pháp TCF, lịch thi, phí và nơi đăng ký dự thi, xin mời đọc tiếp.

21 thg 10, 2009

Hội thi “Hồ sơ bài giảng có ứng dụng CNTT” lần thứ 6 năm học 2009-2010

Sở GD và ĐT Thừa Thiên Huế vừa có công văn thông báo Hội thi “Hồ sơ bài giảng có ứng dụng CNTT” lần thứ 6 năm học 2009-2010. Nội dung được trích từ trang web của Sở: http://www.thuathienhue.edu.vn/

1. Mục đích:
- Đánh giá kết quả ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học.
- Khuyến khích ứng dụng CNTT vào dạy học, biểu dương các tìm tòi sáng tạo của cán bộ, giáo viên.
- Rèn luyện kỹ năng soạn giảng và dạy học bằng cách sử dụng các ưu thế của CNTT.
- Phổ biến các hồ sơ bài giảng có nhiều ưu điểm để giáo viên toàn ngành sử dụng, giảm bớt công sức, kinh phí cho thực hiện.

2. Yêu cầu và điều kiện dự thi:
2.1. Phạm vi dự thi: Hồ sơ bài giảng có ƯD CNTT (tạm gọi là giáo án điện tử) ở tất cả các môn học thuộc giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên và chuyên nghiệp, kể cả các loại hình của chương trình TLC (IBM), ITP (Intel) và PiL (Microsoft); chưa dự thi lần nào, không hạn chế số lượng.

2.2. Các đơn vị phải tổ chức thi tại cơ sở chậm nhất từ ngày 01/11/2009. Các Phòng giáo dục huyện, thành phố, trường trực thuộc dựa vào tiêu chí của Sở GD&ĐT (gửi kèm) để tổ chức thi và chọn giáo án tốt nhất gửi dự thi cấp tỉnh chậm nhất là ngày 21/11/2009. Giáo án chưa qua tuyển chọn tại cơ sở sẽ không được tham gia dự thi cấp tỉnh.

2.3. Mỗi tác giả của giáo án sẽ trình bày trước Hội đồng từ 5-10 phút về: ý tưởng của bài soạn, tiến trình và tổ chức lớp học, việc sử dụng các phần mềm vào soạn,…Không chấp nhận cử người trình bày thay.

2.4. Yêu cầu bắt buộc đối với mỗi giáo án: nội dung phải phù hợp với chương trình, sách giáo khoa hiện hành; thể hiện được sự kết hợp nhuần nhuyễn trong sử dụng các chức năng ưu việt của CNTT, các phần mềm dạy học bộ môn để đổi mới phương pháp dạy học. Hồ sơ cá nhân bao gồm:

- Bản kế hoạch dạy học trên lớp thể hiện đầy đủ các bước lên lớp của 1 tiết dạy; được in trên giấy A4, trình bày trên phần mềm Winword, bộ mã Unicode, font: Times New Roman, size: 13. Không chấp nhận viết tay.
- Giáo án điện tử. Tham khảo mẫu trình bày giáo án tại địa chỉ http://edu.net.vn/forums/p/54385/354012.aspx#354012. Những đơn vị có điều kiện có thể xây dựng bài giảng điện tử dựa trên chuẩn SCORM
- Bản thuyết minh tóm tắt về việc sử dụng phần mềm nếu đó là phần mềm không phổ biến. Đối với loại phần mềm này tác giả phải gửi Ban tổ chức 1 bản (phải thực thi được) để cài đặt vào máy chấm thi.
- Bản trình diễn (nếu có).
- Các file của các phần mềm được biên soạn nhằm phục vụ tiết dạy như: Flash, Sketchpad, Cabri, … Tất cả các file này đều không được dịch ra file .exe hoặc .com mà phải để mã nguồn, nếu trái với quy định này sẽ bị loại.

Tất cả các loại hồ sơ cá nhân được đánh vào 1 đĩa CD-ROM. Nếu có nhiều bài dự thi thì mỗi bài được chứa vào 1 thư mục riêng.

2.5. Hồ sơ dự thi của mỗi đơn vị (PGD, đơn vị trực thuộc) phải được tập hợp theo từng cấp học, môn học và ghi lên đĩa CD-ROM theo từng thư mục riêng tương ứng với từng môn học. Ví dụ, Nguyễn Thị Thanh Hương giáo viên văn của trường 1 THCS và THPT sau khi qua vòng tuyển chọn tại cơ sở cô Hương được chọn 2 tiết (1 THCS, 1 THPT) thì trường đánh vào đĩa CD-ROM có đường dẫn của 2 tiết đó như sau: THCS\VAN\HUONG và THPT\VAN\HUONG.

Đi kèm với CD-ROM là danh sách trích ngang gồm: Họ tên giáo viên, trường, môn dạy, tên bài, lớp, điện thoại cá nhân. Lần lượt ghi các môn: Văn, Sử, Địa, Anh, Pháp, Toán, Lý, Hoá, Sinh, Tin, Mỹ Thuật, Âm nhạc, Thể dục. IBM, Intel để tiện việc tập hợp (danh sách này cũng được lưu vào CD-ROM). Cuối danh sách có chữ ký của thủ trưởng đơn vị và đóng dấu. Tất cả các trường, phòng GD-ĐT phải nộp biên bản chấm thi tuyển chọn ở cơ sở, quyết định thành lập Hội đồng tuyển chọn cấp cơ sở.

2.6. Hội thi cấp tỉnh dự kiến sẽ được tổ chức từ ngày 9/12/2009 tại Trung tâm Tin học. Các đơn vị nộp toàn bộ hồ sơ, đĩa tham gia dự thi về Sở GD-ĐT qua phòng GDTrH trong ngày 25/11/2009 (không gửi qua đường bưu điện); gặp trực tiếp Ô. Lê Văn Thoại. Sau khi tập hợp đủ danh sách, Sở sẽ có thông báo lịch thi về các đơn vị tham gia dự thi.

3. Qui định về chấm thi:
3.1. Giám khảo: Thành phần giám khảo gồm đại diện lãnh đạo Sở, chuyên viên phòng các phòng chuyên môn; cán bộ giảng dạy các trường Đại học, Cao đẳng và giáo viên bộ môn có trình độ chuyên môn giỏi ở các trường.

3.2. Nguyên tắc chấm thi: theo chuẩn đánh giá, mỗi giáo án ít nhất phải có 3 giám khảo đánh giá độc lập. Đánh giá theo nguyên tắc bỏ phiếu kín. Điểm của mỗi giáo án là trung bình cộng của tất cả giám khảo trong tổ chấm (qui tròn đến 0,1). Trường hợp có giám khảo cho điểm lệch với điểm trung bình trên 2,0 điểm, sẽ không được tính.

4. Đánh giá và xử lý kết quả:
4.1. Căn cứ kết quả thi, giáo án được xếp loại như sau: nhất, nhì, ba và khuyến khích. Các mức thưởng thực hiện theo qui định hiện hành của Nhà nước.
Ngoài ra, giáo án được chọn phổ biến trên website, được hỗ trợ 1 khoản kinh phí cho soạn giảng.

4.2. Các trường, PGD-ĐT có giáo viên dự thi cần có những động viên thích đáng về tinh thần và vật chất. Sở dự kiến sẽ tổ chức phát thưởng cho các bài giảng có kết quả cao vào cuối tháng 12/2009.

Trung tâm Tin học chịu trách nhiệm tổ chức, dự trù kinh phí và chuẩn bị mọi điều kiện cho Hội thi.

KT.GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

(đã ký)

TS. LÊ KHÁNH TUẤN
»»  đọc tiếp

15 thg 10, 2009

Tổng quan học bổng du học Pháp


Hiện nay, số lượng sinh viên Việt Nam theo học đại học và sau đại học tại Pháp ngày càng tăng. Học bổng là một trong những nguồn tài chính quan trọng giúp các sinh viên có thể trang trải những chi phí ăn ở, học tập cần thiết. Phần trình bầy dưới đây giới thiệu một số chương trình học bổng phổ biến có kèm theo các đường link liên kết giúp các bạn tiếp cận trực tiếp thông tin mình quan tâm.
1. Học bổng trong khuôn khổ hợp tác quốc tế

Gần 80% học bổng của chính phủ Pháp được cung cấp trong khuôn khổ hợp tác. Các loại học bổng này dành cho sinh viên đang theo học hoặc đã tốt nghiệp đại học thuộc các chuyên ngành khác nhau muốn tiếp tục theo học nâng cao trình độ ở Pháp.

Một số loại học bổng chủ yếu ở hình thức này là : Học bổng Evariste Galois ; học bổng hợp tác vùng (Vùng Ile–de-France, vùng Poitou-Charentes) ; Học bổng của các cơ quan, tổ chức chuyên ngành : Petro Vietnam, Vietnam Airlines….

Tại Việt Nam, mọi thông tin liên quan có thể tra cứu trên mạng hoặc được nhận từ bộ phận hợp tác và hoạt động văn hóa trực thuộc Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội hoặc Tổng lãnh sự quán Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh.

http://www.ambafrance-vn.org/

2. Học bổng dành cho sinh viên nước ngoài có thành tích xuất sắc

Hiện tại có rất nhiều chương trình học bổng như Eiffel, Major, Charcot ( dành riêng cho sinh viên ngành y)… cho phép các cơ sở đào tạo tại Pháp tiếp nhận những sinh viên nước ngoài có thành tích xuất sắc trong học tập. Thông tin cụ thể có thể tìm thấy trên hệ thống các trang web của đại sứ quán Pháp hay các trang web liên quan tới giáo dục.

Egide : http://www.egide.asso.fr/index.html

Campus France: http://www.campusfrance.org/index.htm

Cnous: http://www.cnous.fr/

3. Học bổng của Cơ quan đại học Pháp ngữ (AUF – Agence Universitaire de la francophonie)

Cơ quan đại học Pháp ngữ tại Việt Nam cấp học bổng thực tập và đào tạo sau đại học cho sinh viên, giảng viên và các nhà nghiên cứu thuộc nhiều trường đại học.

http://www.auf.org/

4. Chương trình học bổng Việt Nam (Đề án 322)

Đây là chương trình đào tạo cán bộ trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ, Đại học tại nước ngoài hoặc phối hợp với nước ngoài. Những người đang làm nghiên cứu sinh trong nước và thuộc đối tượng nêu trên, nếu đáp ứng các tiêu chuẩn, được cơ sở đào tạo và người hướng dẫn đồng ý, có thể dự tuyển đi thực tập khoa học hoặc đăng ký làm nghiên cứu sinh trong các đề án đào tạo Tiến sĩ phối hợp do cơ sở đào tạo xây dựng.

http://www.moet.gov.vn/

5. Học bổng của Bộ giáo dục, Bộ đại học và nghiên cứu Pháp

5.1. Học bổng của Bộ giáo dục Pháp: Dựa trên tiêu chí quốc tịch và tư cách của mình, sinh viên nước ngoài có thể nhận được hỗ trợ tài chính của Bộ giáo dục Pháp. Một số loại học bổng được biết tới là học bổng trợ cấp nghiên cứu, học bổng dựa trên các tiêu chí xã hội (BCU).

http://www.education.gouv.fr/

5.2. Học bổng CIFRE (Convention Industrielle de Formation par la Recherche)

Các sinh viên trẻ đã có bằng Thạc sĩ (Master) hoặc bằng Kỹ sư (Diplôme d’école d’ingénieur) có thể thực hiện luận án Tiến sĩ tại một doanh nghiệp cụ thể trên cơ sở phối hợp với một cơ sở giáo dục - đào tạo ngoài doanh nghiệp. Đề tại tiến sĩ phải liên quan tới một chương trình nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp.

http://www.anrt.asso.fr/
6. Học bổng trong khuôn khổ các chương trình hợp tác giữa các cơ sở đào tạo tại các quốc gia Châu Âu

* Học bổng ERASMUS MUNDUS

Sinh viên đã tốt nghiệp đại học sẽ theo học các chương trình đào tạo Thạc sĩ chất lượng cao tại ít nhất hai trong số tối thiểu ba trường đại học có kí thỏa thuận hợp tác với nhau ở châu Âu. Đây là một học bổng khá cao và tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với chương trình học cùng các nền văn hóa đa dạng.

http://ec.europa.eu/education/programmes/mundus/index_fr.html

* Học bổng SOCRATES/ERASMUS et LEONARDO

Dành cho sinh viên đang theo học tại các cơ sở đào tạo đại học và sau đại học ở Pháp thực hiện một khóa thực tập hoặc khóa học ngắn ngày tại các nước thuộc cộng đồng Châu Âu.

http://ec.europa.eu/education/programmes/programmes_fr.html

7. Học bổng của một số tổ chức quốc tế phi chính phủ, các hiệp hội

Một số tổ chức phi chính phủ dành những hình thức học bổng riêng cấp cho sinh viên du học nước ngoài. Dưới đây là một số cuốn hướng dẫn về các loại học bổng cũng như các thủ tục phải làm được biên soạn và xuất bản bởi chính các tổ chức này

* Hướng dẫn ”Du học” (”Study Abroad”) do UNESCO biên soạn
http://unesco.org/education/stutyingabroad

* ”Hướng dẫn của Andès” (“Le guide de l’Andès”) do Hiệp hội Tiến sĩ Pháp biên soạn, hướng dẫn cách xin học bổng tài trợ đề tài nghiên cứu Tiến sĩ, sau Tiến sĩ

http://financements.andes.asso.fr/

Các hiệp hội cấp nhiều hình thức học bổng khác nhau. Có thể kể tới ở đây học bổng ngành y 1 năm cấp cho các bác sỹ sinh sống tại nước ngoài được Trường trung cấp y Paris (CMHP) tuyển chọn..

http://www.cmhp.asso.fr/

8. Các loại học bổng khác

Ngoài những hình thức học bổng trên, sinh viên có thể hưởng các học bổng do các bộ ngành khác thuộc chính phủ Pháp, các trường đại học, các doanh nghiệp hay các trung tâm, viện nghiên cứu cấp riêng hoặc phối hợp cấp. Tuy nhiên số lượng học bổng này không nhiều và thông thường là cấp cho sinh viên khối ngành tự nhiên với đề tài nghiên cứu có chất lượng và tính ứng dụng cao.

Nguồn: Trích "Tài liệu hướng dẫn du học Pháp 2008" do UEVF biên soạn
»»  đọc tiếp

14 thg 10, 2009

Học bổng "Evariste Galois" - ưu đãi


Giá trị học bổng và các ưu đãi


Sinh viên được học bổng Evariste Galois của chính phủ Pháp do CNOUS và các CROUS ở các địa phương quản lý. Hàng tháng CROUS chuyển tiền học bổng vào tài khoản cho sinh viên. Ngoài ra, CROUS còn nhiều hỗ trợ khác về thủ tục giấy tờ, nhà ở… cho sinh viên. Sinh viên được học bổng Evariste Galois được hưởng các quyền lợi cơ bàn là:

- Miễn phí phỏng vấn, phí làm thị thực (visa)

- Trợ cấp 767 €/tháng (10 tháng đối với bậc Thạc sĩ ; 15 tháng đối với bậc Tiến sĩ trong 3 năm, chia thành 3 kỳ : 3 tháng-6tháng-6tháng)

- Miễn học phí và phí đăng ký tại các trường đại học và trường lớn của Pháp. Khoản này có thể dao động từ vài trăm đến vài nghìn euros, tuỳ theo quy định.

- Bảo hiểm y tế, bảo hiểm y tế bổ sung, bảo hiểm trách nhiệm dân sự

- Hỗ trợ chi phí mua máy tính (năm 2006-2007 : tối đa 651€ đối với bậc Thạc sĩ ; trên 1000€ đối với Thạc sĩ về tin học ; tối đa 1631€ đối với bậc Tiến sĩ)

- Hỗ trợ chi phí in ấn báo cáo luận văn (năm 2006-2007 : tối đa 261€ đối với Báo cáo thực tập ; tối đa 651€ đối với Luận văn Thạc sĩ ; tối đa 1631€ đối với Luận án Tiến sĩ)

- Hỗ trợ tiền thuê nhà khi không ở trong Ký túc xá của CROUS quản lý (146€/tháng nếu tiền thuê nhà trên 188€/tháng; 73€/tháng nếu tiền thuê nhà từ 146€ đến 188€)

- Sinh viên được học bổng theo học Tiến sĩ được trả tiền vé máy bay 2 chiều cho mỗi kỳ nghiên cứu ở Pháp (3 lần/3 năm) …

Nguồn: Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và CROUS de Paris
»»  đọc tiếp

Học bổng "Evariste Galois" - tiêu chí


Tiêu chí và thời gian tuyển chọn

Việc tuyển chọn sinh viên để cấp học bổng dựa trên trình độ học vấn, thành tích học tập-nghiên cứu, mục tiêu theo đuổi việc học cao học tại Pháp... của các thí sinh. Hồ sơ dự tuyển cần trình bày một đề tài nghiên cứu hay một dự án học tập hấp dẫn, có tính thống nhất và có ý nghĩa đối với sự phát triển của Việt Nam trong mối quan hệ với Pháp.

Để xin học bổng làm luận án tiến sĩ, sinh viên cần tìm được một cơ sở đào tạo tiến sĩ (école doctorale) nhận học và một giáo sư hướng dẫn thực hiện đề tài nghiên cứu trước khi xin học bổng. Mối quan hệ giữa đề tài nghiên cứu và trung tâm nghiên cứu cũng là một yếu tố được xét đến trong quá trình tuyển chọn hồ sơ.

Mẫu hồ sơ xin học bổng thường được đưa lên trang web của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam vào tháng 11 hàng năm và thời hạn để nộp hồ sơ thường kéo dài đến khoảng cuối tháng 12 năm đó hoặc đầu tháng 1 năm sau. Ví dụ để xin học bổng cho năm học 2008-2009, hồ sơ cần được gửi về Phòng học bổng của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam trước ngày 31 tháng 12 năm 2007. Kết quả sẽ được thông báo tới từng thí sinh có hồ sơ hợp lệ vào khoảng tháng 4.

Một số hồ sơ xin học bổng Evariste Galois sẽ được chuyển sang xin học bổng vùng Ile-de-France trong khuôn khổ hợp tác giữa vùng này và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam. Năm vừa qua, khoảng 10 hồ sơ đã được chuyển sang học bổng Ile-de-France. Kết quả thường được công bố vào tháng 6 - tháng 7. Ngoài tiêu chí là các hồ sơ đó có đăng ký học ở một trường trong vùng Ile-de-France, các tiêu chí khác chưa được thông báo rộng rãi. Để biết thêm chi tiết, các bạn có thể liên lạc trực tiếp với Phòng Học bổng của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam.

Nguồn: Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và CROUS de Paris
»»  đọc tiếp

Học bổng "Evariste Galois" - đối tượng


Mục tiêu và đối tượng cấp học bổng


Mục tiêu của chương trình học bổng này là giúp đào tạo các cán bộ kỹ thuật, các nhà quản lý kinh tế, hành chính tương lai của Việt Nam bởi Pháp coi đó là những đối tác của họ trong tương lai. Mặt khác, chương trình này cũng nằm trong khuôn khổ các chương trình hợp tác giữa Pháp (thông qua Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam) và Việt Nam trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu và phát triển.

Chương trình học bổng này dành cho các công dân Việt Nam (dưới 40 tuổi, là sinh viên mới tốt nghiệp đại học hay đang đi làm) muốn theo học một chương trình cao học nghiên cứu (Thạc sĩ nghiên cứu, Tiến sĩ) tại một trường đại học (université) hay trường lớn (grande école) của Pháp.

Số lượng học bổng và ngành nghề ưu tiên cấp học bổng thay đổi theo năm học, tuỳ theo định hướng và nhu cầu phát triển của Việt Nam cũng như quan hệ hợp tác giữa Pháp và Việt Nam. Ví dụ, 75 suất học bổng được cấp cho năm học 2008/2009 trong các lĩnh vực khoa học cơ bản; khoa học kỹ thuật; kinh tế & quản lý; khoa học chính trị & luật.

Nguồn: Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và CROUS de Paris
»»  đọc tiếp

Nhà Tri thức thành phố Huế


Trong khuôn khổ hợp tác hỗ trợ việc dạy học tiếng Pháp, thành phố Huế vừa khánh thành Nhà Tri Thức (MDS - Maison des Savoirs)
Địa chỉ liên hệ:  01, Lê Hồng Phong, thành phố Huế
Điện thoại:        054.3817971 - 3817972
Fax:                  054.3817972
Thư điện tử:      mds-hue@vnn.vn



Các hoạt động của Nhà Tri thức gồm:
1. Phòng Kỹ thuật số : Truy cập Internet, hướng dẫn sử dụng các công cụ tin học, khám phá công cụ đa phương tiện, hoạt động giảng dạy ...

2. Phòng tư liệu và học tập: Phòng đọc, mượn sách, gặp gỡ tác giả, hoạt động đọc sách công cộng, tìm kiếm thông tin trên mạng...

3. Phòng văn hóa - xã hội: Hoạt động văn hóa, triển lãm, chiếu các chương trình TV5, dạy và học tiếng Pháp dựa trên giáo trình do TV5 Monde biên soạn và thực hiện, hội thảo trực tuyến.

Giờ mở cửa:
Sáng : 8h00 - 11h30 (từ thứ hai đến thứ bảy)
Chiều: 14h30 - 17h30 (từ thứ hai đến thứ sáu)

Bạn nên đăng ký làm thẻ thành viên để có thể sử dụng tất cả các dịch vụ trên.
Đơn giá
1. Sinh viên học sinh: 150.000 VND/năm
2. Giáo viên: 170.000 VND/năm
3. Các đối tượng khác: 200.000 VND/năm

Đối với các trường, đơn vị đã ký kết hợp tác với Nhà Tri Thức, giáo viên học sinh được giảm 20% phí làm thẻ thành viên. Cụ thể:
1. Sinh viên học sinh: 120.000 VND/năm
2. Giáo viên: 135.000 VND/năm

Hiện nay, các trường sau đây đã ký kết hợp tác với Nhà Tri Thức và được hưởng các ưu đãi trên:
1. Tiểu học Phú Hòa
2. Tiểu học Lê Lợi
3. THCS Nguyễn Chí Diểu
4. THCS Nguyễn Tri Phương
5. THCS Thống Nhất
6. THPT Quốc Học.
»»  đọc tiếp

Erasmus Mundus - đào tạo

Tổ chức và chương trình đào tạo


Chương trình đào tạo được hình thành theo tính chất integrative (liên kết)hợp tác (cooperation).


- Liên kết: Chương trình chung phát triển linh hoạt theo tập hợp các module mà mỗi trường phụ trách các module khác nhau. Các trường sẽ có vai trò ngang nhau và tự chủ trong việc phát triển module của mình. Theo mô hình này, tính thống nhất và tính đa dạng được cân bằng.

- Tiêu chuẩn chung: Thiết kế tiêu chuẩn chung cho xét tuyển và đánh giá thành tích học tập. Đơn vị học trình tính theo đơn vị tiêu chuẩn của châu Âu là ECTS (European Credit Transfer System). Số đơn vị học trình quy định cho 1 năm là 60 ECTS.

- Tính lưu động (Mobility): Các sinh viên sẽ phải học ít nhất là 2 trường trong chương trình của mình, tuỳ theo từng khoá học. Tôi học 2 năm ở hai trường, hai nước khác nhau. Có bạn trong18 tháng, học ở các 4 trường trong chương trình tuỳ theo từng giai đoạn, môđun và môn học cụ thể.

Các tổ chức này giúp cho sinh viên tiếp cận nhiều nguồn kiến thức, cũng như nhiều cách tư duy, nhiều nền văn hoá, nhiều ngôn ngữ trong qua trình học tập của mình, J.

- Cấp bằng chung: Joint Degree hay Double Degree. Và bằng cấp của chương trình được công nhận tên toàn châu Âu và có giá trị để học tiếp lên PhD hoặc cao hơn.
»»  đọc tiếp

Erasmus Mundus - mức học bổng


Mức học bổng

Theo quy định trong Action 2, mức học bổng cho sinh viên của nước thứ ba đến học ở châu Âu theo thời gian một hoặc 2 năm tuỳ theo chương trình: mức học bổng dành cho mỗi sinh viên là 21000 euro một năm học (10 tháng). Nếu chương trình là hai năm thì tổng số học bổng là 42000 euro. Mỗi tháng, một sinh viên sẽ nhận được 1600 euro (scholarship) và 5000 euro (grant) thêm cho cả năm dành cho các loại phí, đi lại, di chuyển, các khoá học ngôn ngữ …


Tuy nhiên, trên thực tế, tiền học phí, tuỳ theo quy định của từng khoá học, thường lớn hơn 5.000 euro một năm và các sinh viên thường phải trích từ số tiền 1.600 mà mình nhận được hàng tháng để đóng góp. Ví dụ, ở khoá học SEFOTECH, số tiền học phí là 10.000 một năm, nên số tiền “net” mà sinh viên chương trình này nhận được hàng tháng là 1.100. Ở chương trình khác, số tiền học phí là 7.000 cho một năm và số tiền sinh viên nhận được là 1.400 một tháng. Và các sinh viên phải tự trả tiền đi lại (đến và đi khỏi châu Âu) cũng như là chi phí đi lại từ trường nọ sang trường kia trong chương trình. Ở một số khoá học, một số nước, nếu các bạn muốn tham gia các khoá học ngoại ngữ cũng phải tự đóng tiền. Tuy nhiên, quy định rất khác ở mỗi khoá học khác nhau.

Với số tiền trên 1000 euro một tháng, vẫn có thể đảm bảo cho một bạn sinh viên sống tương đối đầy đủ ở một thành phố mức sống trung bình ở Tây Âu (trừ London và các thành phố thuộc Thuỵ Sĩ và các nước Bắc Âu).

Lưu ý rằng, khi nhận được học bổng EM, bạn nghiễm nhiên được được bảo hiểm bởi chương trình bảo hiểm của EM (Erasmus Mundus Insurance Scheme). Bạn không phải đóng thêm một khoản phí nào, nhưng được bảo hiểm trong thời gian trước khi bạn rời khỏi VN ba tháng và sau khi kết thúc khoá học 3 tháng. Với sinh viên EM, các thủ tục về thị thực cũng được ưu tiên.
»»  đọc tiếp

Erasmus Mundus - dự tuyển


Cách thức tham gia dự tuyển

Trước hết, các bạn hãy vào link để chọn cho mình một Khoá học (EM Masters Courses) phù hợp, với ngành mình đã học cũng như định hướng nghề nghiệp tương lai. Mỗi khoá học do một consortium gồm 3-4 trường và quan trọng là hồ sơ của bạn gửi thẳng đến Consortium đó, không phải là Commission to the Education Audiovisual and Culture Executive Agency (CEACEA). Và Consortium này sẽ cử ra một Committee để xét tuyển, và quyết định danh sách những thí sinh đủ tiêu chuẩn được nhận học bổng EM. Danh sách đó được gửi đến European Commission và Europe Parliament để thông qua về mặt nhân sự và tài chính. Lúc đó, những người trong danh sách được thông qua chính thức được nhận học bổng EM. Thường thì, các Consortium và Committee của các trường đóng vai trò chủ yếu trong việc lựa chọn những người được cấp học bổng dựa trên hồ sơ dự tuyển.

Hiện nay EM đã có khoảng 80 khoá học EM khác nhau (MC), ở nhiều ngành học khác nhau, không chỉ các ngành KHXH mà cả KHTN. Các ngành nói chung:

- Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Vùng
- Nghệ thuật và Thiết kế
- Kinh Doanh và Khoa học Quản lý
- Luật, Ngôn ngữ và Khoa học Xã hội
- Toán và Tin học, và các ngành KHTN khác
- Môi trường, Y và Dược,

Thông tin cụ thể về các khoá học MA có thể tìm ở đây:
http://ec.europa.eu/education/programmes/mundus/projects/index_en.html

Mỗi khoá học có khoảng trên dưới 20 suất học bổng mỗi năm và bất ký sinh viên nào đăng ký vào khoa học nghĩa là đăng ký cạnh tranh cho 20 suất học bổng đó. Đáng chú ý là, bạn được nộp đơn tối đa cho 3 khoá học (MC) khác nhau trong cùng một lúc. Nếu bạn được chấp nhận hơn 1 Khoá học, bạn sẽ phải lựa chọn chỉ MỘT mà thôi.

Nên nhớ, số lượng hồ sơ vào một khoá học hàng năm rất đông. Trong chương trình của tôi, thông tin không chính thức khoảng trên dưới 2000 cho niên học 2007-2008. Không có phỏng vấn trừ trường hợp đặc biệt. Vì vậy, cần phải chứng tỏ trong bạn là một ứng cử viên nặng ký và ưu việt hơn những thí sinh khác trong hồ sơ của mình.
»»  đọc tiếp

Erasmus Mundus - tiêu chuẩn



Điều kiện, tiêu chuẩn dự tuyển

- Sinh viên thuộc các nước thứ ba – third countries
- Có ít nhất một bằng Đại học (Cử nhân hoặc Kỹ sư) với kết qủa học tập xuất sắc.
- Không cư trú hoặc không làm việc, học tập … hơn 12 tháng trong vòng 5 năm trở lại đây tại bất kỳ 27 nước thành viên nào của EU, các nước EEA/EFTA và các ứng cử viên sắp gia nhập EU)
- Các điều kiện cụ thể do từng Consortium quy định (về bằng cấp và ngành học liên quan, về trình độ ngoại ngữ, về hồ sơ …)

Nhận xét:

- Không như các học bổng khác, Fulbright, Chevening, … Học bổng này chỉ đòi hỏi sự xuất sắc trong học tập, không yêu cầu kinh nghiệm. Do đó, đây là một cơ hội lớn cho các bạn mới ra trường, thậm chí cả các bạn sinh viên năm cuối.

- Học bổng không giới hạn các đối tượng cũng như không có đối tượng ưu tiên. Do đó, các bạn làm ở ngoài khu vực công và các cơ sở giáo dục hay nghiên cứu cũng có cơ hội. Tuy nhiên, do tính học thuật của các chương trình, theo kinh nghiệm của tôi, ứng cử viên thuộc các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu có nhiều lợi thế hơn.

- Các bạn có thể đăng ký 2-3 chương trình trong cùng một lúc để tăng cơ hội được tuyển chọn. Lưu ý, là ngành học MA có cần không trùng khít, mà chỉ cần có mối liên hệ gần gũi với ngành học BA của các bạn. Vấn đề là bạn giải thích như thế nào về sự lựa chọn của mình trong tương quan với định hướng nghề nghiệp cũng như ngành học cũ của bạn.
»»  đọc tiếp

Giới thiệu học bổng Evariste Galois


Evariste Galois (1811-1832) là một thiên tài toán học người Pháp, người phát minh ra môn đại số hiện đại ở độ tuổi từ 17-20.

Chương trình học bổng "Evariste Galois" của Đại sứ Quán Pháp cho phép các sinh viên giỏi của các trường đại học ở Việt Nam được tiếp tục theo học trong các trường đại học và "trường lớn" của Pháp. Chương trình này dành cho các sinh viên mong muốn được đào tạo sau đại học chuyên về nghiên cứu (Master 2 Nghiên cứu, Tiến sĩ) ở các lĩnh vực sau :

1. Khoa học cơ bản
2. Đào tạo kỹ sư và công nghệ
3. Kinh tế và quản lý
4. Khoa học chính trị và luật

Các ứng cử viên phải có quốc tịch Việt Nam, dưới 40 tuổi ở thời điểm nộp hồ sơ xin học bổng. Các thí sinh ở tất cả các tỉnh thành của Việt Nam, các tổ chức dân sự, các cơ quan nhà nước hay tư nhân đều có thể nộp hồ sơ.

Học bổng được cấp căn cứ vào trình độ học vấn, lý do xin học bổng của thí sinh. Sự gắn bó chặt chẽ, thích đáng của đề cương nghiên cứu hay học tập sẽ là những yếu tố quyết định trong việc xét duyệt hồ sơ của thí sinh. Việc xác định một khoá học cụ thể trong một trường đại học cùng với đề cương nghiên cứu để làm luận án cũng sẽ được hội đồng xét duyệt xem xét cẩn trọng.

Chương trình học bổng của Đại sứ quán Pháp được giới thiệu trên trang web: http://www.ambafrance-vn.org/


Liên hệ: Phòng học bổng - Đại sứ quán Pháp
bdesbourses@yahoo.fr/ Tel: 04 944 57 00
»»  đọc tiếp

Giới thiệu địa chỉ tư vấn du học

Chúng tôi xin giới thiệu một số địa chỉ tư vấn hữu ích.


1. Diễn đàn Sinh viên Việt Nam tại Pháp (ADEVF)
http://diendan.daugau.com/

2. Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp (UEVF)
http://uevf.net/
»»  đọc tiếp

13 thg 10, 2009

Học bổng Erasmus Mundus


Erasmus Mundus là một chương trình hợp tác và du học trong lĩnh vực giáo dục sau đại học để quảng bá Liên minh châu Âu như là một trung tâm ưu việt trong giáo dục và đào tạo toàn thế giới.

Chương trình hỗ trợ các chương trình đào tạo Nghiên cứu sinh và Thạc sỹ chất lượng hàng đầu, nâng cao hình ảnh và sự hấp dẫn của giáo dục sau đại học của châu Âu tại các nước thứ ba. Chương trình cũng trao học bổng do EU tài trợ cho các công dân ở các nước thứ ba tham gia vào những chương trình đào tạo Tiến sĩ và Thạc sĩ này. (Xem chi tiết ...)

Giới thiệu chung: (trang web)

Chương trình Giáo dục của châu Âu, Erasmus Mundus (sau đây viết tắt là EM), tương đối trẻ.
- Pha 1 bắt đầu từ năm 2004 và kết thúc vào năm 2008.
- Theo một số thông tin tôi được biết Pha 2 sẽ được tiếp tục từ năm 2009 đến 2013. Hiện nay, Uỷ ban EM và các Consortium đang tổng kết các kết quả của giai đoạn đầu để đưa ra dự án cho giai đoạn hai, với quy mô rộng mở hơn, không chỉ cho ngành học Thạc Sĩ, mà cả Đại học và Tiến Sĩ.

Thực ra, EM là phái sinh của chương trình Eramus, chương trình liên kết đào tạo và trao đổi (co-operation and mobility program) dành cho các trường đại học, các sinh viên thuộc các nước trong EC/EU ra đời cách đây 20 năm. Mục tiêu tổng quát của chương trình, được diễn đạt bằng những từ ngữ bóng bẩy, là nâng cao chất lượng giáo dục cao học và thúc đẩy sự hiểu biết liên các nền văn hoá (intercultural) thông qua hợp tác với các nước ngoài châu Âu – các nước thứ ba (third countries). Từ đó, một mục tiêu con là nhằm phát triển các khoá học Thạc sĩ chất lượng cao, trong đó tạo điền kiện cho sinh viên và học giả ngoài châu Âu (non-European or third countries) tham gia vào các chương trình đào tạo sau đại học tại các cơ sở giáo dục của châu Âu, cũng như khuyến khích các sinh viên và học giả châu Âu đi ra các nước ngoài châu ÂU để học tập và trao đổi.

Chương trình EM ra đời trong bối cảnh các châu Âu nói chung có phần lép vế so với Anh, và Mỹ, trong lĩnh vực khoa học và giáo dục. Mặc dù mức học phí ở Anh và Mỹ rất cao, nhưng hai nền giáo dục vẫn có sức hấp dẫn lớn bởi chất lượng đào tạo và tính linh động trong chương trình, do đó thu hút một số lượng lớn sinh viên (giỏi và giàu) từ trên thế giới đến học. Về mặt tài chính, số lượng sinh viên quốc tế này đem lại nguồn lợi nhuận kếch xù, biến các trường đại học Anh, Mỹ thành các cơ sở đào tạo giàu có nhất thế giới. Về mặt học thuật, nó tạo ra các môi trường cạnh tranh tri thức và đa văn hoá, tận dụng được một nguồn tài sản trí tuệ khổng lồ và thúc đẩy sự sáng tạo. Có lẽ vì lẽ đó, trong số 20 trường đại học hang đầu do tạp chí Times đánh giá năm 2006, có đến 10 trường của Mỹ, 4 trường của Anh, 1 của Trung Quốc, 1 của Nhật, 1 của Úc, 1 của Singapore và chỉ có một trường của Pháp.

Chương trình EM là một chương trình lớn, có 4 actions chính:
1. Xây dựng các khoá học sau đại học chất lượng cao (EM Masters Courses),
2. Cấp học bổng (EM Scholarships),
3. Đối tác (Partnership)
4. Nâng cao tính hấp dẫn (Actractiveness Enhancement).

Trong giai đoạn 2004 – 2008, ngân sách dành cho chương trình lớn là 230 triệu euro và 90% dành cho cấp học bổng.
Chương trình lớn EM theo được tổ chức thành nhiều các Khoá học MA (Action 1) gồm 3-4 trường đại học ở Châu Âu và có thể liên kết với các trường đại học ngoài châu Âu (Action 3). Các chương trình này được cung cấp một lượng ngân sách hàng năm để phát triển chương trình, nâng cao chất lượng và tính hấp dẫn (Action 4) và cung cấp học bổng cho sinh viên và học giả các nước trong thế giới thứ ba (Action 2). 

Các bài viết liên quan:
* Báo Dân trí
»»  đọc tiếp

Học bổng song phương Bỉ (BBS)


Học bổng song phương Bỉ dành cho các cán bộ trẻ tuổi Việt Nam mong muốn được đào tạo sau đại học tại các trường đại học của Vương quốc Bỉ nhằm tiếp thu kiến thức và chuyên môn mới để đóng góp vào sự phát triển của nước nhà. Chương trình học bổng này được quản lý và thực hiện bởi Đại sứ quán Bỉ tại Hà Nội và Cơ quan Hợp tác kỹ thuật Bỉ (BTC).

Năm học 2010-2011, Chương trình dự kiến sẽ trao 40 suất học bổng toàn phần cho công dân Việt Nam tham dự các khoá đào tạo Thạc sỹ hoặc Tiến sỹ phối hợp tại các trường đại học của Vương quốc Bỉ.

Một suất học bổng toàn phần sẽ bao gồm vé máy bay khứ hồi đến Vương quốc Bỉ, toàn bộ học phí, bảo hiểm y tế cơ bản, học bổng hàng tháng và các khoản trợ cấp khác.

Hồ sơ xin học bổng năm học 2010-2011 sẽ được tiếp nhận từ ngày 1/9/2009 và kết thúc vào ngày 28/12/2009.

Xem chi tiết tại trang web của BTC và tải chương trình học bổng năm học 2010-2011 tại đây.
»»  đọc tiếp

Kiểm tra kỹ năng tiếng Pháp TCF

TCF là một bài kiểm tra kỹ năng tiếng Pháp nói chung của Bộ Giáo dục, giáo dục đại học và nghiên cứu Pháp. Bài kiểm tra này dành cho tất cả những người học tiếng Pháp nhằm đánh giá và xác nhận kiến thức tiếng Pháp một cách đơn giản, đáng tin cậy và nhanh chóng.
Có hai loại TCF dành cho những sinh viên du học:

  • TCF-DAP: bài kiểm tra TCF này là bắt buộc đối với những sinh viên tương lai muốn vào học năm thứ nhất và năm thứ hai tại một trường đại học ở Pháp.



  • TCF-TP: bài kiểm tra TCF này được yêu cầu đối với những sinh viên mong muốn nộp hồ sơ ghi học đại học năm thứ 3, học thạc sĩ hoặc tiến sĩ ở các trường Đại học ở Pháp.



  • Các phần thi bắt buộc gồm:

  • Nghe hiểu + kiến thức ngôn ngữ + đọc hiểu (1h30', 80 câu trắc nghiệm 4 lựa chọn)



  • Diễn đạt viết (1h45')



  • Xem chi tiết tại trang web của CIEP và tải bảng xếp loại trình độ tương ứng với điểm số tại đây.
    »»  đọc tiếp

    Giới thiệu chung về bằng DELF/DALF


    DELF (diplôme d'études en langue française): là bằng chứng nhận trình độ tiếng Pháp do Bộ giáo dục Pháp cấp, được chia thành 4 cấp độ theo Khung chuẩn châu Âu:
    • DELF A1: đây là mức độ cơ bản nhất gọi là "mức khai phá". Ở cấp độ này, người sử dụng có khả năng thực hiện những giao tiếp đơn giản như nói về bản thân và về môi trường sống xung quanh.
    • DELF A2: người sử dụng chỉ mới đạt khả năng ngôn ngữ cơ bản, và được xem như một tác nhân xã hội. Ở cấp độ này, người sử dụng có khả năng thực hiện những nhiệm vụ đơn giản trong cuộc sống hàng ngày và có thể sử dụng những câu nói lịch sự và những câu trao đổi thông dụng nhất.
    • DELF B1: Ở cấp độ này, người sử dụng trở nên độc lập. Bây giờ, người sử dụng có khả năng theo dõi một cuộc thảo luận, đưa ra ý kiến và quan điểm của mình. Người này cũng có khả năng tự xoay xở trong những tình huống bất ngờ trong cuộc sống hàng ngày.
    • DELF B2: Người sử dụng ở mức độ B2 đã đạt được một mức độ độc lập cho phép người này tranh luận để bảo vệ quan điểm của mình và thương lượng. Ở cấp độ này, người sử dụng chúng tỏ sự dễ dàng thoải mái trong các bài diễn thuyết và có khả năng tự sửa chữa những lỗi sai của mình.
    Ngoài ra, còn có :
    • DELF Prim: là bằng DELF A1 dành cho đối tượng trẻ em và có giá trị như bằng DELF A1 của người lớn.
    • DELF Junior: là bằng DELF dành cho đối tượng học sinh phổ thông, gồm 4 cấp độ A1, A2, B1 và B2 và có giá trị như bằng DELF của người lớn. Điểm khác biệt: các chủ đề sử dụng trong đề thi liên quan đến lĩnh vực mà học sinh quan tâm : học đường, gia đình, môi trường ...
    DALF (diplôme approfondi de langue française): bằng chứng nhận đạt trình độ tiếng Pháp chuyên sâu do Bộ Giáo dục Pháp cấp, gồm 2 cấp độ theo khung chuẩn châu Âu: C1 và C2.
    Mỗi bài thi DELF gồm 4 phần tương ứng với 4 kỹ năng: nghe hiểu, đọc hiểu, viết và nói.
    Tải đề thi và xem thêm chi tiết tại trang web của CIEP: http://www.ciep.fr/delfdalf/index.php
    »»  đọc tiếp

    12 thg 10, 2009

    Tin tức du học

    Bạn muốn đi du học tại Pháp, Bỉ, Canada hoặc tại một trường đại học nước ngoài có chương trình giảng dạy bằng tiếng Pháp, và bạn mong muốn xin một học bổng tài trợ cho việc học của bạn ? Trong tầm hiểu biết của chúng tôi, hầu như có rất ít học bổng cấp cho học sinh mới tốt nghiệp THPT. Đa số các học bổng đều cấp cho việc theo học Thạc sĩ, tiến sĩ. Một số ít học bổng dành cho những sinh viên đã học năm thứ nhất hoặc năm thứ hai Đại học.
    Để được chấp nhận, ngoài các kiến thức về chuyên môn, bạn phải chuẩn bị tốt kiến thức ngôn ngữ, tức tiếng Pháp.
    - Muốn chứng minh trình độ ngôn ngữ của mình, nước Pháp và Bỉ yêu cầu bạn phải có bằng DELF B2 hoặc thi chứng nhận TCF đạt trên 400 điểm (mức 4) (Xem chi tiết ...).
    - Điểm khác biệt giữa bằng DELF và giấy chứng nhận kỹ năng tiếng Pháp TCF:


  • Chứng chỉ TCF: Phí đăng kí dự thi: 2.000.000 VND, và chứng chỉ có giá trị 2 năm.


  • Bằng DELF: bạn có thể đăng kí thi độc lập các mức độ A1, A2, B1, B2, C1, C2. Phí Phí đăng kí : A1, A2 300.000, B1: 500.000 VND, B2: 600.000 VND, C1, C2: 1.000.000 VND (năm 2009). Bằng DELF có giá trị vĩnh viễn.


  • - Nơi đăng ký thi DELF/DALF, TCF ở Huế: Trung tâm Văn hóa Pháp-Huế (CCF-Huế), 01 Lê Hồng Phong, thành phố Huế, điện thoại: 054.3822678, thư điện tử: administration-ccfhue@vnn.vn.

  • Mỗi năm CCF-Huế tổ chức 2 kỳ thi DELF/DALF vào tháng 5 (đăng ký thi khoảng từ 15 - 25/4) và tháng 11 (đăng ký thi khoảng từ 15-25/10)



  • Lịch thi TCF-TPTCF-DAP do CCF-Huế tổ chức :

  •     - TCF-TP: 30/1/2010, 24/4/2010, 26/6/2010.

        - TCF-DAP: 30/1/2010. Xem lịch thi TCF được tổ chức tại Hà Nội và TP. HCM tại đây.
    »»  đọc tiếp
    Related Posts with Thumbnails
     

    Vài nét về Blog CRF Infos

    Đây là blog thông tin của Trung tâm nguồn tiếng Pháp (CRF-Huế) trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế.
    Địa chỉ liên hệ: 10 Trần Cao Vân, Huế. ĐT: 054.3623804, e-mail: crf.hue@gmail.com

    CRF-Hué Infos - Bản quyền © 2009 WoodMag được thiết kế bởi Ipietoon cho Free Blogger Template