Bạn muốn đi du học tại Pháp, Bỉ, Canada hoặc tại một trường đại học nước ngoài có chương trình giảng dạy bằng tiếng Pháp, và bạn mong muốn xin một học bổng tài trợ cho việc học của bạn ? Trong tầm hiểu biết của chúng tôi, hầu như có rất ít học bổng cấp cho học sinh mới tốt nghiệp THPT. Đa số các học bổng đều cấp cho việc theo học Thạc sĩ, tiến sĩ. Một số ít học bổng dành cho những sinh viên đã học năm thứ nhất hoặc năm thứ hai Đại học.

Để được chấp nhận, ngoài các kiến thức về chuyên môn, bạn phải chuẩn bị tốt kiến thức ngôn ngữ, tức tiếng Pháp.

- Muốn chứng minh trình độ ngôn ngữ của mình, nước Pháp và Bỉ yêu cầu bạn phải có bằng DELF B2 hoặc thi chứng nhận TCF đạt trên 400 điểm (mức 4) (Xem chi tiết ...).

- Để tìm hiểu chi tiết về khác biệt giữa bằng DELF và giấy chứng nhận kỹ năng tiếng Pháp TCF, lịch thi, phí và nơi đăng ký dự thi, xin mời đọc tiếp.

24 thg 11, 2010

Sinh hoạt chuyên môn khối và tập huấn CNTT




Triển khai kế hoạch chuyên môn năm học 2010-2011, Phòng Giáo dục Trung học kết hợp với Hội đồng Bộ môn tiếng Pháp đã và sẽ tổ chức các hoạt động chuyên môn sau đây:




I. Sinh hoạt cụm chuyên môn cấp THPT: (đã thực hiện)
1. Nội dung: Thao giảng, dự giờ, trao đổi chuyên môn theo chuyên đề “đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức-kỹ năng”.
2. Đối tượng: Tổ / nhóm trưởng tiếng Pháp thuộc các trường THPT có tham gia giảng dạy tiếng Pháp trên toàn Tỉnh. Đối với các trường ở Huế, cử thêm các giáo viên không có giờ dạy rơi vào các buổi sinh hoạt.
3. Thời gian & địa điểm: tại trường THPT Nguyễn Huệ, đường Đinh Tiên Hoàng, Tp Huế theo lịch:
Sáng thứ hai 15/11/2010
    • Từ 7h50 – 8h35 (tiết 2): dự giờ cô Phương, bài 5 TP 12, đọc hiểu
    • Từ 8h40 – 9h25 (tiết 3): dự giờ cô Hà, bài 6 TP 10, đọc hiểu
    • Từ 9h30 – 11h15 (tiết 4, 5): tổng kết sinh hoạt cụm chuyên môn.
 4. Kinh phí: Chi phí tổ chức do nguồn kinh phí của Phòng GDTrH Sở; kinh phí đi lại của giáo viên huyện Phong Điền do cơ quan chi trả theo qui định tài chính hiện hành.


II. Sinh hoạt cụm chuyên môn cấp THCS:
1. Nội dung: Thao giảng, dự giờ, trao đổi chuyên môn theo chuyên đề “đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức-kỹ năng”.
2. Đối tượng: Tổ / nhóm trưởng tiếng Pháp thuộc hai phòng giáo dục Thành phố Huế và huyện Phong Điền. Đối với các trường ở Huế, cử thêm các giáo viên không có giờ dạy rơi vào các buổi sinh hoạt.
3. Thời gian & địa điểm: tại trường THCS Thống Nhất, 35 Đặng Dung, Tp Huế theo lịch:
Sáng thứ bảy 27/11/2010
    • Từ 7h00 – 9h25 (tiết 1, 2, 3): dự giờ 3 giáo viên
    • Từ 9h30 – 10h30 (tiết 4): tổng kết sinh hoạt cụm chuyên môn.
4. Kinh phí: Chi phí tổ chức do nguồn kinh phí của Phòng GDTrH Sở; kinh phí đi lại của giáo viên huyện Phong Điền do cơ quan chi trả theo qui định tài chính hiện hành.

III. Tập huấn bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ thông tin:
1. Nội dung: Bồi dưỡng năng lực soạn giáo án điện tử, khai thác nguồn tư liệu điện tử, forum và blog phục vụ dạy học tiếng Pháp.
2. Đối tượng: Các giáo viên nguồn đã tham gia lớp bồi dưỡng chuẩn KT-KN do Sở tổ chức tại Nhà Tri Thức Huế, 01- Lê Hồng Phong trong tháng 9 năm 2010.
Sau khoá tập huấn, căn cứ vào năng lực thực hành tại chỗ, TT Nguồn tiếng Pháp & Nhà Tri Thức Huế sẽ cấp miễn phí thẻ thành viên Nhà Tri Thức cho các giáo viên đã hoàn thành khoá đào tạo. (Người có thẻ được sử dụng miễn phí trong vòng 356 ngày các dịch vụ tham khảo, đào tạo, cấp phát tài liệu điện tử do Nhà Tri Thức Huế -Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ cung ứng).
3. Thời gian và địa điểm: 3 ngày từ ngày 03 đến ngày 05 tháng 12 năm 2010 tại Nhà Tri Thức Huế, số 01- Lê Hồng Phong, Tp.Huế.
4. Kinh phí: Chi phí tổ chức trích từ nguồn kinh phí của Phòng GDTrH; tài liệu và thẻ thành viên CLB CNTT do Nhà Tri Thức hỗ trợ; chi phí ăn ở và đi lại do cơ quan chi trả theo qui định tài chính hiện hành.
 
»»  đọc tiếp

Mời nộp hồ sơ xin học bổng năm 2011 của ĐSQ Pháp

Chương trình học bổng chất lượng cao của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam


Trong khuôn khổ chương trình học bổng mới chất lượng cao, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam xin mời các bạn sinh viên Việt Nam có nguyện vọng tiếp tục học tập trong các trường đại học hay trường lớn tại Pháp ở trình độ master 2 hay tiến sĩ nộp hồ sơ xin học bổng.

Các chuyên ngành học ưu tiên bao gồm :

  • khoa học cơ bản
  • đào tạo kỹ sư
  • kinh tế và quản lý
  • luật và khoa học chính trị

Học bổng được cấp trong thời gian như sau :

  • mười tháng đối với trình độ master
  • và ba mươi sáu tháng đối với trình độ tiến sĩ
Việc xét duyệt thí sinh được thực hiện, ban đầu trên cơ sở xét duyệt hồ sơ và sau đó các thí sinh có hồ sơ đươc lựa chọn sẽ qua phỏng vấn.

Thời gian :

Hạn cuối cùng nhận hồ sơ : 28 tháng 1 năm 2011
Phỏng vấn các thí sinh có hồ sơ đã được lựa chọn Trong tháng : 3 năm 2011
Trích từ: Campusfrance Viet Nam
»»  đọc tiếp

Học sinh đạt giải môn tiếng Pháp - kì thi chọn HSG cấp tỉnh

Kì thi chọn HSG cấp Tỉnh năm 2010  
 Danh sách các học sinh đạt giải môn tiếng Pháp


- Khối THPT: 09 giải
- Khối chuyên: 21 giải
Xin chúc mừng các học sinh và các trường có tên trong hai danh sách sau:

1. Danh sách học sinh đạt giải khối Tiếng Pháp THPT
1Võ Thị Kim Thanh13/09/93Tiếng PhápTHPT Nguyễn Huệ2
2Nguyễn Thị Thái An23/04/93Tiếng PhápTHPT Nguyễn Huệ3
3Phan Quốc Luân20/12/93Tiếng PhápTHPT Trần Văn Kỷ3
4La Duy Hưởng19/09/92Tiếng PhápTHPT Trần Văn Kỷ3
5Lê Thi Thuy Trang15/04/93Tiếng PhápChuyên Quốc Học3
6Ha Lê Bich Thoa22/06/93Tiếng PhápChuyên Quốc Học4
7Nguyên Thuy Khanh Dư09/09/93Tiếng PhápChuyên Quốc Học4
8Phan Ngọc Minh Thư29/05/93Tiếng PhápTHPT Hai Bà Trưng4
9Tôn Nữ Phương Uyên07/08/93Tiếng PhápTHPT Nguyễn Huệ4

2. Danh sách học sinh đạt giải khối Tiếng Pháp Chuyên
1Nguyễn Lê Nam Phương10/02/93Pháp ChuyênChuyên Quốc Học1
2Giảng Tú Linh25/04/93Pháp ChuyênChuyên Quốc Học2
3Nguyễn Đình Quốc Khánh28/08/94Pháp ChuyênChuyên Quốc Học2
4Nguyễn Hải My01/02/93Pháp ChuyênChuyên Quốc Học2
5Dương Thu Hiền19/09/94Pháp ChuyênChuyên Quốc Học3
6Hoàng Khánh Phương02/09/93Pháp ChuyênChuyên Quốc Học3
7Nguyễn Bùi Diệu Thảo20/11/93Pháp ChuyênChuyên Quốc Học3
8Giảng Hán Bắc01/06/93Pháp ChuyênChuyên Quốc Học3
9Hoàng Vân Anh30/03/94Pháp ChuyênChuyên Quốc Học3
10Nguyễn Trương Thùy Dương23/05/94Pháp ChuyênChuyên Quốc Học3
11Hoàng Phan Nhật Minh10/11/94Pháp ChuyênChuyên Quốc Học3
12Phạm Kiều My08/11/94Pháp ChuyênChuyên Quốc Học4
13Hồ Thanh Nhật24/02/93Pháp ChuyênChuyên Quốc Học4
14Hoàng Thảo Anh06/10/94Pháp ChuyênChuyên Quốc Học4
15Nguyễn Thị Trang30/03/93Pháp ChuyênChuyên Quốc Học4
16Phan Mỹ Hằng30/06/94Pháp ChuyênChuyên Quốc Học4
17Trần Cảnh Nguyệt Minh30/09/93Pháp ChuyênChuyên Quốc Học4
18Lê Hà Quỳnh Như11/02/94Pháp ChuyênChuyên Quốc Học4
19Lê Thị Huyền Anh19/06/93Pháp ChuyênChuyên Quốc Học4
20Lê Thanh Quỳnh Châu24/06/93Pháp ChuyênChuyên Quốc Học4
21Cao Hữu Thanh Tiên15/05/94Pháp ChuyênChuyên Quốc Học4
»»  đọc tiếp

Kết quả kì thi chọn HSG cấp tỉnh lớp 12 THPT và giải toán trên máy tính cầm tay

GIÁM ĐỐC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỪA THIÊN HUẾ
Căn cứ Quyết định số 2275/QĐ/UBND ngày 01/10/2008 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thành lập Sở Giáo dục & Đào tạo và qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Giáo dục & Đào tạo Thừa Thiên Huế;

Căn cứ công văn  số:  1637/SGDĐT- GDTrH   ngày 01 tháng 10 năm 2010V/v “Tổ chức thi chọn HS Giỏi 12 & thi giải toán bằng MTCT năm học 2010-2011”;
Căn cứ kết quả chấm thi của Hội đồng chấm thi chọn HS Giỏi 12 & thi giải toán bằng MTCT năm học 2010-2011 và biên bản xét giải của Hội đồng Bồi dưỡng học sinh giỏi tỉnh;
Theo đề nghị của Ông Trưởng Phòng GDTrH,
QUYẾT  ĐỊNH
Điều 1. Công nhận các cá nhân đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 THPT và 12 THPT chuyên và thi giải toán trên máy tính cầm tay lớp 8, 9 THCS, lớp 11, 12 THPT và 12 BTTHPT năm học 2010-2011, gồm:
Khối THPT: 429 giải, trong đó: Ngữ văn: 57 giải; Lịch sử: 47 giải; Địa lý: 41 giải; Toán: 43 giải; Vật lý: 15 giải; Hoá học: 36 giải; Sinh học: 42 giải; Tin học:09 giải; Tiếng Anh: 51 giải; Tiếng Pháp: 09 giải; MTCT 11: 36 giải; MTCT 12THPT: 43 giải (có danh sách kèm theo).
Khối Chuyên: 155 giải, trong đó: Ngữ văn: 23 giải; Lịch sử: 09 giải; Địa lý: 15 giải; Toán: 16 giải; Vật lý: 09 giải; Hoá học: 09 giải; Sinh học: 20 giải; Tin học: 16 giải; Tiếng Anh: 17 giải; Tiếng Pháp: 21 giải (có danh sách kèm theo).
Khối 12 BTTHPT: 20 giải MTCT 12 BTTHPT (có danh sách kèm theo).
Khối 8 và 9: 30 giải MTCT 8 và 57 giải MTCT9 (có danh sách kèm theo).
Điều 2. Các học sinh có tên ở Điều 1 được cấp giấy chứng nhận và khen thưởng theo quy định hiện hành..
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các Ông, Bà Chánh Văn phòng, Trưởng Phòng, Ban Sở GD-ĐT, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan, các học sinh có tên ở điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

Phạm Văn Hùng
Quyết định và Danh sách giải trong tập tin đính kèm
Tập tin đính kèm 1: qdds_giai_hsg_2010.rar
»»  đọc tiếp

5 thg 10, 2010

Thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 12

Ngày 1/10/2010, Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế ra công văn số 1637/SGDĐT- GDTrH hướng dẫn tổ chức thi chọn học sinh giỏi cấp Tỉnh lớp 12 và thi giải toán bằng máy tính cầm tay, năm học 2010-2011.

THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12

1. Hình thức thi: 2 bảng

  • Bảng dành cho học sinh chuyên Quốc Học,

  • Bảng dành cho học sinh THPT không chuyên
2. Môn thi: 10 môn

  • Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tin học.
3. Đối tượng dự thi:

  • Khối phổ thông: Học sinh đang học lớp 12 và một số học sinh lớp 11 xuất sắc

  • Khối chuyên: tất cả học sinh lớp 12 chuyên và một số học sinh lớp 11 chuyên xuất sắc dự thi môn chuyên đang học.
4. Điều kiện dự thi:

  • Học sinh dự thi phải có học lực và hạnh kiểm từ khá trở lên trong năm học trước, được trường đề nghị qua kết quả kì thi chọn học sinh giỏi của trường.
 5. Nội dung và cấu trúc đề thi:

  • Đối với học sinh chuyên: chương trình chuyên THPT tính đến thời điểm thi.

  • Đối với học sinh THPT không chuyên: chương trình THPT nâng cao tính đến thời điểm thi.

  • Thời gian làm bài: 180 phút (1 vòng)

  • Môn ngoại ngữ: kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm

  • Các môn khác: tự luận theo yêu cầu sau

    • Hướng vào phần nâng cao của chương trình THPT

    • Có một phần nội dung nhằm mục đích phát hiện và chọn học sinh năng khiếu.
6. Địa điểm thi: trường THPT Chuyên Quốc Học, Huế

7. Thời gian thi: 3 ngày 9, 10 và 11/11/2010, sáng từ 8h00, chiều từ 14h00

  • Sáng 9/11: Văn, Toán Sinh (180 phút)

  • Chiều 9/11: Lý, Anh, Pháp (180 phút)

  • Sáng 10/11: Tin học, Địa (180 phút)

  • Chiều 10/11: Hóa, Sử (180 phút)

  • Sáng 11/11: thi giải toán bằng Máy tính cầm tay 4 khối 8, 9, 11 và 12 (150 phút)

»»  đọc tiếp

11 thg 9, 2010

Tập huấn giáo viên NN1 và NN2 từ 15 - 18/9/2010

Nhằm triển khai kế hoạch dạy-học và đánh giá theo Chuẩn Kỹ Năng Kiến Thức của Bộ và Sở, bộ môn tiếng Pháp sẽ tổ chức khóa tập huấn cho các giáo viên tổ/nhóm trưởng tiếng Pháp của các trường THCS và THPT.

1. Thời gian: từ 7h30 thứ tư 15/9 đến 17h00 thứ bảy 18/9/2010 (4 ngày)
2. Địa điểm: Nhà Tri Thức Huế - tầng 2, số 01 Lê Hồng Phong, Thành phố Huế
3. Nội dung cụ thể:

- Thứ tư 15/9: tại Nhà Tri Thức Huế
  • Vì sao nên dạy học và đánh giá theo Chuẩn Kiến Thức Kỹ Năng ?
  • Các phương pháp dạy học và kỹ thuật lên lớp
  • Nhận xét, đánh giá, góp ý về Phân phối chương trình, Ma trận kiểm tra và Phiếu tự đánh giá của các lớp NN1 và NN2 được đưa vào áp dụng trong năm học 2009-2010
- Thứ năm 16/9
  • 7h30: toàn thể giáo viên tập trung khai mạc khóa tập huấn tại trường THPT Quốc Học
  • Từ 9h00: tiếp tục tập huấn tại Nhà Tri Thức Huế về sử dụng Diễn đàn
  • Chiều từ 14h00: tập huấn về Blog tại Nhà Tri Thức Huế
- Thứ sáu 17/9 và thứ bảy 18/9
  • Tiếp tục tập huấn về Blog tại Nhà Tri Thức Huế
4. Các tài liệu cần tham khảo trước khi đến dự tập huấn:
»»  đọc tiếp

Hướng dẫn dạy tiếng Pháp năm học 2010-2011

Kính gửi: - Phòng Giáo dục Thành phố Huế và Huyện Phong Điền,
              - Các trường tham gia giảng dạy tiếng Pháp.
 Triển khai tinh thần Công văn số 4718/ BGDĐT-GDTrH ngày 11/8/2010 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2010-2011, Quyết định số 4113/QĐ-BGDĐT ngày 16/6/2009 về phê duyệt kế hoạch giáo dục áp dụng cho Chương trình song ngữ tiếng Pháp và tiếng Pháp ngoại ngữ 2, Công văn 3034/BGDĐT-GDTrH ngày 01/6/2008 về hướng dẫn thực hiện Chương trình song ngữ tiếng Pháp 2010-2011 của Bộ và 1401/ SGDĐT-GDTrH ngày 23/8/2010 của Sở về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2010-2011, do tính đặc thù bộ môn, Sở hướng dẫn cụ thể việc dạy học tiếng Pháp trong trường phổ thông năm học 2010-2011 như sau:

 I. Chỉ đạo dạy học: 
1. Phương pháp dạy học:

Ngoài việc yêu cầu giáo viên thực hiện các qui định chung về dạy học, các Phòng GD / trường chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, tăng cường rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ cho học sinh, sử dụng các phương tiện-thiết bị nghe nhìn, đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng, lên lớp và hướng dẫn tự học. Các lớp song ngữ ở THPT Quốc Học và THCS Nguyễn Tri Phương bắt buộc đăng ký mỗi tháng 2 buổi / 90 phút / lớp dạy học sinh truy cứu tài liệu trên Internet tại Phòng Kỹ thuật số, Nhà Tri Thức Thành phố Huế, 01- Lê Hồng Phong Huế (theo kế hoạch điều phối của TT Nguồn Tiếng Pháp Sở) .

2. Nội dung dạy học:

- Bám sát chuẩn kiến thức-kỹ năng (CKTKN) của từng cấp, lớp, theo phân phối chương trình của Sở đã cụ thể hoá, đúng mục đích yêu cầu trọng tâm của từng chương/ bài; đối chiếu với các khung chuẩn, tài liệu về DELF / DALF của “Khung tham chiếu năng lực ngôn ngữ Châu Âu” để điều chỉnh nội dung sát đúng với yêu cầu đổi mới.

- Đảm bảo mục tiêu đầu ra sau mỗi cấp, lớp; rèn luyện học sinh đạt các kỹ năng qui định trong khung chuẩn, chuẩn bị thi đạt các chứng chỉ DELF / DALF tương ứng:

  • Tiếng Pháp song ngữ: trình độ đạt chuẩn cuối cấp THCS:B1.1; THPT:B2.
  • Tiếng Pháp ngoại ngữ 1: trình độ đạt chuẩn cuối cấp THCS:A1; THPT:A2.
  • Tiếng Pháp ngoại ngữ 2: trình độ đạt chuẩn cuối cấp THPT: A1.
 3. Chương trình dạy học:
Trường tổ chức giảng dạy liên thông từ cấp Tiểu học hoặc Trung học cơ sở đến hết cấp Trung học phổ thông, đảm bảo trình độ đầu ra qui định trong khung chuẩn của mỗi lộ trình (đã nêu ở phần I.2) 12 năm hoặc 7 năm kể cả ngoại ngữ 2 theo PPCT và sách giáo khoa (SGK) Bộ và Sở qui định (đính kèm công văn).

Trường cần điều tra, bố trí cho tất cả các học sinh đã học NN2 ( tiếng Pháp & tiếng Anh) ở THCS tiếp tục học cho đến hết học kỳ 1 lớp 12 với thời lượng đồng đều 2 tiết / tuần theo KPPCT được Bộ và Sở qui định. Những học sinh chưa học ở THCS, nếu có nguyện vọng, và có đủ số lượng đăng ký (30 học sinh trở lên), trường có thể tổ chức dạy học từ lớp 10 hệ 3 năm theo phân phối chương trình và SGK ADO 1 thời lượng 2 tiết / tuần.

 Các chương trình cụ thể:

 3.1. Dạy theo hướng đào tạo chuyên sâu: các lớp song ngữ tiếng Pháp dạy theo kế hoạch giáo dục mới của Bộ GD&ĐT đã được Sở cụ thể trong tài liệu đính kèm.

 3.2. Dạy theo hướng đào tạo đại trà (NN1, NN2):
* Chương trình Tiếng Pháp NN1:
- Tiếng Pháp: 3 tiết / tuần (trừ lớp 9: 2 tiết/tuần) dạy theo khung chương trình, sách GK chuẩn tiếng Pháp 6, 7, 8, 9 (THCS) 10, 11, 12 (THPT), định hướng theo khung chuẩn kiến thức, kỹ năng DELF A1 (THCS), A2 (THPT).

- Tiếng Anh: 3 tiết / tuần dạy theo khung chương trình và sách GK chuẩn tiếng Anh 6, 7, 8, 9 (THCS) 10, 11, 12 (THPT).

* Chương trình Tiếng Pháp NN2:
- Tiếng Anh: theo chương trình tiếng Anh NN1.
- Tiếng Pháp:
Hệ 7 năm (lớp 6-12): 2 tiết / tuần dạy theo khung chương trình, sách GK chuẩn tiếng Pháp 6, 7, 8 (cho lớp 6,7, 8 và 9), 8 và 9 (cho lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12) định hướng đầu ra theo khung chuẩn kiến thức, kỹ năng DELF A1 sau lớp 12).

Hệ 3 năm (lớp 10, 11 và cả năm 12): 2 tiết / tuần dạy theo khung chương trình và sách ADO 1.

4. Kiểm tra đánh giá:
1.Trong kiểm tra đánh giá, ngoài số bài kiểm tra viết, giáo viên phải kiểm tra thêm các bài nghe hiểu, diễn đạt nói đúng qui định, đa dạng hoá các loại bài tập, câu hỏi kiểm tra tự luận và trắc nghiệm nhiều lựa chọn (QCM).

Chú ý rèn luyện học sinh phương pháp và thói quen sử dụng phiếu tự đánh giá để nhận biết ưu khuyết điểm, kịp thời điều chỉnh học tập (theo nội dung được tập huấn về dạy học và kiểm tra đánh giá dựa trên chuẩn KTKN).

 2. Đầu năm, tổ chức khảo sát chất lượng bằng một bài kiểm tra viết theo PPCT gồm các phần sau: tiếng Pháp song ngữ (90 phút) gồm CL, CE, CO, EE ; Ngoại ngữ 1 và 2 (45 phút) gồm: CL, CE, EE với nội dung kiến thức kỹ năng cơ bản chương trình lớp duới. Trường cử tổ chuyên môn ra đề, thống kê kết quả (theo mẫu), gửi đề + kết quả kèm nhận xét về Trung tâm nguồn Tiếng Pháp Sở (CRF) trước ngày 15/9/2010.

  3. Năm nay Sở chỉ ra đề kiểm tra học kỳ cho các lớp 9 và 12 ngoại ngữ 1. Các trường phân công giáo viên ra đề thi theo nguyên tắc tuân thủ ma trận qui định và không được dùng lại các đề cũ đã qua sử dụng. Các đề và báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra HK phải được gửi về Sở qua địa chỉ mail: crf.hue@gmail.com đúng thời gian qui định. Sở sẽ tập hợp các đề trên và cho đăng tải công khai trên mạng http://thuathienhue.edu.vn/phap kèm tên tác giả, tên trường để công chúng thẩm định góp ý, làm nguồn tư liệu tham khảo cho giáo viên, tự học cho học sinh, theo dõi chuyên môn cho cán bộ quản lí.

II. Sinh hoạt và quản lí chuyên môn:

1. Từ năm nay việc sinh hoạt trao đổi chuyên môn từng tháng giữa các giáo viên sẽ được sử dụng như là một công cụ “đào tạo từ xa” để chuẩn hoá giáo viên. Sở sẽ trực tiếp chỉ đạo thực hiện qua diễn đàn điện tử http://crfhue.pro-forums.org/ với 4 chủ đề về “ Đổi mới dạy học bộ môn trên cơ sở thực hành và nâng cao 4 kỹ năng giao tiếp”. Mỗi giáo viên phải đọc tài liệu, thảo luận trong nhóm tổ chuyên môn, viết thu hoạch theo phiếu đính kèm gửi qua diễn đàn. Cán bộ nguồn & Hội đồng bộ môn điều phối, thông báo kết quả và báo cáo tổng kết hàng tháng trên mạng.

Trường hợp trường không có tổ tiếng Pháp, việc sinh hoạt trao đổi chuyên môn cần được tổ chức theo nhóm, có kế hoạch nhóm, sổ sinh hoạt riêng ghi rõ nội dung diễn tiến từng buổi, được BGH kiểm tra ký xác nhận từng quý và Sở sẽ thanh tra khi có điều kiện. Đối với các trường chỉ có 01 giáo viên, Sở sẽ phối hợp với Phòng Giáo dục tổ chức sinh hoạt cụm hằng quý và qua hình thức diễn đàn điện tử.

Trung tâm nguồn Tiếng Pháp Sở (CRF) sẽ tổ chức trao đổi thông tin cập nhật trên địa chỉ http://thuathienhue.edu.vn/phap với giáo viên và BGH, giáo viên phải thường xuyên vào mạng hằng tuần cập nhật thông tin về dạy học, trao đổi chuyên môn, tham khảo ngân hàng đề, v.v.... BGH có thể tìm hiểu thông tin phục vụ công tác quản lí chuyên môn tại đơn vị.
 
2. Hồ sơ chuyên môn giáo viên cần tổ chức hợp lí. Ngoài các hồ sơ qui định trước đây phải kèm thêm các khung chuẩn kiến thức kỹ năng, phân phối chương trình, khung chuẩn trình độ DELF/DALF của cấp & lớp mình dạy, tuyển tập các tài liệu dạy bổ sung (kể cả địa chỉ, tài liệu điện tử), đề kiểm tra và thống kê kết quả bài kiểm tra từ 1 tiết trở lên kèm phân tích đánh giá kết quả, sẵn sàng cho việc kiểm tra, thanh tra.

 3. Việc dự giờ, thao giảng, thanh tra giáo viên theo chuyên đề “Đổi mới dạy học trên cơ sở thường xuyên thực hành và rèn luyện 4 kỹ năng ngôn ngữ ” cần được tiến hành đúng qui định trong nhóm /cụm chuyên môn. Trường đề xuất ứng viên đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, thi giáo án điện tử cấp thành phố, cấp tỉnh (nếu được tổ chức).

Sở sẽ về dự họp tổ / nhóm chuyên môn, dự giờ thao giảng, tổ chức thanh tra đánh giá giáo viên theo chuẩn giáo viên mới (đột xuất và báo trước), tổ chức làm bài thu hoạch các nội dung đã tập huấn, lập hồ sơ bồi dưỡng thường xuyên cho tất cả giáo viên.

 III. Ghi điểm & phê học bạ:

Đánh giá xếp loại, ghi điểm vào sổ chính, học bạ phải được thực hiện theo đúng hướng dẫn sau:

 1. Văn bản áp dụng: Các lớp Chương trình song ngữ tiếng Pháp: thực hiện điều chỉnh theo Quyết định số 4113/QĐ-BGDĐTngày 01 tháng 6 năm 2010, các lớp NN1 và NN2 theo Quyết định 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 /10 / 2006.

Đối với các lớp NN2 thực hiện theo qui định tại Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT áp dụng từ năm học 2006-2007. Riêng ở bậc THPT sử dụng kết quả học tập học kỳ và cả năm để làm điểm khuyến khích cộng vào điểm trung bình các môn học theo phương thức 2 ghi trong công văn số 8706/ BGDĐT-GDTrH ngày 17 tháng 8 năm 2007 của Bộ với các khung sau:

- Điểm trung bình môn NN2 từ 8 đến 10 : cộng thêm 0,3 điểm.
- Điểm trung bình môn NN2 từ 6,5 đến dưới 8: cộng thêm 0,2 điểm.
- Điểm trung bình môn NN2 từ 5 đến dưới 6,5: cộng thêm 0,1 điểm.

Nếu việc cộng điểm khuyến khích vào điểm trung bình các môn vượt quá 10 cho điểm tối đa là 10.

 2. Ghi điểm vào sổ chính:
* Tiếng Pháp song ngữ: Đính thêm khung cho điểm mới vào Sổ điểm chính, đóng dấu áp lai của Sở; ghi điểm chi tiết vào các cột điểm theo qui định trong văn bản và khung điểm.

* Ngoại ngữ 1: ghi điểm như qui định đối với môn NN 1.

* Ngoại ngữ 2: THCS ghi điểm như một môn học tham gia xếp loại TB các môn, THPT ghi chi tiết vào khung NN2 trong Sổ điểm chính nhưng ở khung tổng hợp điểm TBHK và CN các môn, chỉ ghi điểm thưởng được cọng vào ô TBm NN2.

 3. Ghi điểm vào Học bạ: Đối với NN 2, THCS ghi vào khung như các môn học khác, THPT ghi điểm TBmHK và điểm thưởng vào ô tương ứng theo ví dụ sau:

 4. Quản lí của Ban Giám Hiệu:

Trường chỉ đạo giáo viên kiểm tra-đánh giá, cho điểm, kiểm tra định kỳ, phê duyệt sổ điểm và học bạ theo đúng các yêu cầu ghi trong các văn bản có giá trị hiện hành của Bộ và Sở; giáo vụ kiểm tra, quản lí, tránh làm ảnh hưởng đến việc ghi điểm của giáo viên, phiền hà cho học sinh, phụ huynh khi tiếp nhận và trả hồ sơ học bạ.

 IV. Hoạt động ngoại khoá:
Bên cạnh hoạt động dạy học, các đơn vị cần chủ động kế hoạch tham gia các hoạt động ngoại khoá do Hội đồng bộ môn Sở phối hợp với các đối tác Pháp ngữ tổ chức như:

- Câu lạc bộ nói tiếng Pháp (khối trung học, tại Nhà Tri Thức Huế, 01-Lê Hồng Phong) ;
- Đêm văn nghệ mừng tết Dương lịch (đại diện học sinh các trường dạy tiếng Pháp-phối hợp với Hội Hữu nghị Việt Pháp tỉnh);
- Tuần lễ Pháp ngữ nhân ngày Quốc tế Pháp ngữ 20/3: Hội thi vẽ tranh khối Tiểu học; Rung chuông vàng khối THPT; Thi viết chính tả khối trung học (phối hợp với Phòng Giáo dục Huế và các đối tác khác qua vai trò điều phối của Ban hỗ trợ các hoạt động Pháp ngữ).

 V. Phân công giảng dạy:
 Hiệu trưởng cần phân công giáo viên tiếng Pháp dạy bao quát hết chương trình cấp học; tuyệt đối không bố trí một giáo viên dạy nhiều năm một trình độ lớp.

Riêng đối với các giáo viên dạy Toán & Vật lý bằng tiếng Pháp, Sở yêu cầu các phòng GD / trường bố trí dạy như sau:

* Môn Toán : Bà Nguyễn Lê Phương Thảo, giáo viên THPT Quốc Học dạy Toán các lớp 10, 11 và 12 tiếng Pháp song ngữ ở Quốc Học (6 tiết / tuần), Bà Hồ Thị Vân Nga-giáo viên THCS Nguyễn Tri Phương dạy Toán các lớp 6, 7, 8 và 9 tiếng Pháp song ngữ ở Nguyễn Tri Phương (8 tiết/ tuần).

* Môn Vật lý: Ông Trần Văn Bẹ và Ông Lê Lợi giáo viên THPT Quốc Học dạy Vật lý các lớp 10, 11 và 12 tiếng Pháp song ngữ ở Quốc Học (6 tiết / tuần).

 Trường THCS Nguyễn Tri Phương và THPT Quốc Học cần ưu tiên bố trí cho các giáo viên này dạy cả hai chương trình bằng tiếng Việt và tiếng Pháp trong cùng một lớp tránh việc dạy chồng tréo giữa hai chương trình.

Để thực hiện đầy đủ các nội dung trên, Sở yêu cầu lãnh đạo các Phòng Giáo dục, các trường quán triệt công văn nầy đến các đơn vị và cá nhân liên quan, tổ chức kiểm tra thực hiện tốt các nội dung đã hướng dẫn. Nếu có gì chưa rõ, vướng mắc cần xin ý kiến chỉ đạo của Sở (qua Ô. Dũng, Phòng GDTrH, đt:0913 489950), sự hỗ trợ của TT nguồn Tiếng Pháp Sở (Cô Nhật An, TT nguồn Tiếng Pháp Sở, 10- Trần Cao Vân, Huế, đt: 3 623 804 hoặc 0914 489 325).
 KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC


Phạm Văn Hùng
»»  đọc tiếp

11 thg 8, 2010

420 suất học bổng dự kiến trao cho các tân sinh viên nghèo khó miền Trung

Năm nay báo Tuổi Trẻ dự kiến trao 420 suất học bổng "Tiếp sức đến trường" cho các tân sinh viên vào ĐH-CĐ năm học 2010-2011 ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi diện gia đình nghèo khó, hoàn cảnh khó khăn khó có khả năng đi học. Mỗi suất học bổng trị giá 5 triệu đồng và tổng kinh phí là 2,1 tỷ đồng.

Để nhận được học bổng, ưu tiên những học sinh trúng tuyển nguyện vọng 1, điểm cao, ngay từ bây giờ các bạn vừa trúng tuyển ĐH-CĐ thuộc đối tượng nêu trên có thể liên hệ với các trường THPT trên địa bàn, các quận huyện Đoàn, Đoàn trường hoặc các văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ để được hướng dẫn viết thư đề đạt nguyện vọng gửi đến các địa chỉ sau trước ngày 15/8:

- Văn phòng báo Tuổi Trẻ tại Huế : 23 Trần Cao Vân, TP Huế. ĐT: 054.3830160
- Văn phòng báo Tuổi Trẻ tại Đà Nẵng : 9 Trần Phú, Đà Nẵng. ĐT: 0511.3887382

Học bổng "Tiếp sức đến trường" dành cho tân sinh viên thuộc chương trình "Vì ngày mai phát triển" của báo Tuổi Trẻ tổ chức từ năm 2003. Trong bảy năm quan từ đóng góp của bạn đọc, báo Tuổi Trẻ đã tiếp sức gần 4.000 tân sinh viên vào ĐH-CĐ với tổng kinh phí gần 15 tỉ đồng.

Theo Báo Tuổi Trẻ, thứ ba 10-8-2010, trang 10, mục "Sản phẩm - Dịch vụ - Việc làm"
»»  đọc tiếp

17 thg 6, 2010

Cuộc thi người làm blog hay nhất RFI-Mondoblog

Đài phát thanh quốc tế Pháp RFI (Radio France Internationale), phối hợp với ESSTIC (Đại học Khoa học và Kỹ thuật Thông tin và Liên lạc thành phố Yaoundé, Sénégal) và CESTI (Trung tâm nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật Thông tin thành phố Dakar, Sénégal), với sự tài trợ của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ OIF, Quỹ Varenne và Ban các Hoạt động văn hóa của ĐSQ Pháp tại Dakar, phát động "Cuộc thi RFI Mondoblog" nhằm mục đích thúc đẩy sự sáng lập của mạng lưới các blog nói tiếng Pháp năng động và trẻ trung.
Sau lần tuyển chọn đầu tiên, 100 người làm blog (bloggeur) trẻ sẽ được tuyển chọn bởi một ban giám khảo gồm các phóng viên và bloggeur chuyên nghiệp. Những bloggeur được chọn này sẽ được hưởng sự trợ giúp về mặt viết báo và kỹ thuật trong vòng 6 tháng để phát triển blog của mình trên plateforme do RFI quảng bá trên sóng phát thanh và trên trang web của đài.
Mỗi tuần, các Blog của các ứng viên được chọn sẽ được quảng bá trên sóng phát thanh về các chủ đề mà các bloggeur vừa mới viết trên blog của mình.
Sau kì hạn 6 tháng, 20 bloggeur giỏi nhất do ban giám khảo chọn lựa sẽ được nhận phần thưởng là một tuần tập huấn ở Dakar hoặc Yaoundé. Họ cũng được nhận tặng phẩm (máy ảnh kỹ thuật số hoặc máy quay phim kỹ thuật số).

Để được tuyển chọn, các ứng viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
1. Nói tiếng Pháp
2. Dưới 30 tuổi tính đến ngày 30/7/2010

Ban giám khảo sẽ đặc biệt chú ý đến các ứng viên sống trong các quoóc gia thành viên của OIF và không có cơ hội tiếp cận với những đào tạo theo kiểu này.
 
Các ứng viên có thể đăng kí tham gia từ 15-30/7/2010 bằng cách điền vào biểu mẫu có ở đây.


Các tài liệu liên quan hoặc những câu hỏi nếu có cần phải được gửi bằng thư điện tử đến địa chỉ sau: mondoblog@rfi.fr

Hồ sơ dự thi (phải được điền đầy đủ trên mạng) phải bao gồm :

1. Mẫu đăng kí được điền đầy đủ
2. Một lý lịch trích ngang
3. Một bài báo tối đa 2500 ký tự kèm ảnh minh họa (nếu có thể)

Các ứng viên chỉ được đăng ký 1 lần (trong trường hợp sai sót, ứng viên ấy vẫn có thể nộp lại hồ sơ hiệu chỉnh bằng cách điền lại vào mẫu).

Các hồ sơ dự thi không đầy đủ sẽ bị loại.
Muốn biết thêm chi tiết: http://www.rfi.fr/com/20100615-inscrivez-vous-concours-rfi-mondoblog
»»  đọc tiếp

12 thg 5, 2010

Thông tư quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục

Ngày 1/3/2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo có thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục.
2. Quy định này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục bao gồm các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục phổ thông, trường mầm non, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm ngoại ngữ - tin học (sau đây gọi chung là các cơ sở giáo dục) và các cơ quan quản lý giáo dục.

Điều 3: Mục đích sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong ngành giáo dục:
1. Hỗ trợ nâng cao hiểu biết về lập trình phần mềm, hỗ trợ đổi mới tư duy, tạo môi trường nghiên cứu, sáng tạo; rút ngắn thời gian nghiên cứu.
2. Là môi trường học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong xã hội học tập; tạo môi trường kỹ năng làm việc theo nhóm, theo cộng đồng.
3. Hạn chế và hướng tới việc xóa bỏ việc vi phạm bản quyền phần mềm.
4. Tiết kiệm chi phí bản quyền.
5. Tạo sự thích nghi với các sản phẩm tương đương với các phần mềm thương mại mã nguồn đóng.
6. Đảm bảo an ninh cho hạn tầng hệ thống thông tin và dữ liệu.
7. Định hướng sử dụng các chuẩn mở.

Điều 4: Định dạng chuẩn tài liệu mở trong giao dịch điện tử:
Áp dụng Quyết định số 1761/QĐ-BKHCN ngày 27 tháng 8 năm 2009 về tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7978:2009 về định dạng tài liệu mở ODF (Open Document Format) cho các ứng dụng văn phòng.

Điều 5. Danh mục các sản phẩm phần mềm tự do mã nguồn mở được yêu cầu sử dụng chính thức để dạy học và sử dụng trong công tác văn phòng của các cơ sở giáo dục


1. Phần mềm văn phòng OpenOffice.Org (Sau đây có thể gọi tắt là OpenOffice) là phần mềm đáp ứng và tuân thủ tiêu chuẩn định dạng tài liệu mở ODF. OpenOffice.Org gồm 6 mô đun sau:
     a) Soạn thảo văn bản (Writer);
     b) Bảng tính điện tử (Calc);
     c) Trình chiếu (Impress);
     d) Cơ sở dữ liệu (Base);
     đ) Đồ hoạ (Draw);
     e) Soạn thảo công thức toán học (Math);

2. Bộ gõ tiếng Việt: Unikey.
3. Trình duyệt web Mozilla Firefox.
4. Phần mềm thư điện tử máy trạm của Mozilla: Thunderbird.
5. Hệ điều hành trên nền Linux.

Điều 6. Danh mục các phần mềm mã nguồn mở được khuyến khích sử dụng trong các cơ sở giáo dục
1. Hệ điều hành GNU/Linux cho các máy chủ như Ubuntu, CentOS, Fedora Core, Debian.
2. Hệ điều hành của Linux dành cho máy bàn (PC) và máy tính xách tay (Laptop, Netbook...): Ubuntu, Fedora, Hacao (tiếng Việt, máy cấu hình thấp), PurpyDingo (Máy cấu hình thấp).
3. Bộ gõ tiếng Việt trong môi trường GNU/Linux: xvnkb, Scim.
4. Quản lý học tập điện tử e-Learning: Moodle, Dokeos.
5. Quản lý thư viện số: Greenstone của UNESCO, D-space.
6. Phần mềm thư viện: Emilda, phpmylibrary, Koha, OpenBiblio.
7. Quản lý mạng lớp học: Phần mềm Mythware, i-Talc của Intel.
8. Cổng thông tin điện tử: Liferay, Uportal, DotnetNuke, ExoPlatform.
9. Diễn đàn: phpBB, Jforum, mvnForum, SMF.
10. Quản lý nội dung CMS: Alfresco, PHP-Nuke, Nuke-Viet, Joomla, Drupal.
11. Vẽ bản đồ tư duy: FreeMind.
12. Xử lý âm thanh: Audacity.
13. Xử lý ảnh: PhotoScape, GIMP (thay thế Photoshop), Inkscape.
14. Tạo tệp văn bản PDF: PDFCreator.
15. Tạo tài liệu mở Wiki, cho phép người sử dụng có thể soạn thảo trực tiếp.
16. Database server: MySQL, PostgreSQL, Ingres, OpenDB.
17. Blog: WordPress, B2evolution.
18. e-Portfolio: Mahara.
19. Thư điện tử: Postfix, Zimbra, Sendmail.
20. Công cụ web: NVU, Bluefish (thay thế Frontpage, Dreamwear).
21. Nhắn tin, chat: Pidgin sử dụng cho nhiều mạng khác nhau Google, Yahoo, AIM, ICQ.
22. Phần mềm ngành xuất bản: Scribus (thay thế QuarkXpress, Indesgin).

Điều 17. Tổ chức thực hiện chung
4. Thời hạn triển khai:
Đến tháng 9 năm 2010, các cơ sở giáo dục hoàn tất việc triển khai các phần mềm OpenOffice.Org, Unikey, Firefox.

Điều 19. Hiệu lực thi hành.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2010.

Theo http://www.moet.gov.vn/?page=6.10&view=2046

Tải công văn file .doc
»»  đọc tiếp
Related Posts with Thumbnails
 

Vài nét về Blog CRF Infos

Đây là blog thông tin của Trung tâm nguồn tiếng Pháp (CRF-Huế) trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế.
Địa chỉ liên hệ: 10 Trần Cao Vân, Huế. ĐT: 054.3623804, e-mail: crf.hue@gmail.com

CRF-Hué Infos - Bản quyền © 2009 WoodMag được thiết kế bởi Ipietoon cho Free Blogger Template