Bạn muốn đi du học tại Pháp, Bỉ, Canada hoặc tại một trường đại học nước ngoài có chương trình giảng dạy bằng tiếng Pháp, và bạn mong muốn xin một học bổng tài trợ cho việc học của bạn ? Trong tầm hiểu biết của chúng tôi, hầu như có rất ít học bổng cấp cho học sinh mới tốt nghiệp THPT. Đa số các học bổng đều cấp cho việc theo học Thạc sĩ, tiến sĩ. Một số ít học bổng dành cho những sinh viên đã học năm thứ nhất hoặc năm thứ hai Đại học.

Để được chấp nhận, ngoài các kiến thức về chuyên môn, bạn phải chuẩn bị tốt kiến thức ngôn ngữ, tức tiếng Pháp.

- Muốn chứng minh trình độ ngôn ngữ của mình, nước Pháp và Bỉ yêu cầu bạn phải có bằng DELF B2 hoặc thi chứng nhận TCF đạt trên 400 điểm (mức 4) (Xem chi tiết ...).

- Để tìm hiểu chi tiết về khác biệt giữa bằng DELF và giấy chứng nhận kỹ năng tiếng Pháp TCF, lịch thi, phí và nơi đăng ký dự thi, xin mời đọc tiếp.

25 thg 1, 2010

Kì thi viết chính tả bằng tiếng Pháp - Năm 2010

 Đơn vị tổ chức:  
  • Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế  
  • Khoa Pháp Đại học Ngoại ngữ Huế
  • Trung tâm Văn hóa Pháp 
  • Nhà Tri Thức Huế


GIỚI THIỆU CHUNG

Trong khuôn khổ các hoạt động hàng năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế, khoa Pháp Đại học Ngoại ngữ Huế, Trung tâm văn hóa Pháp (CCF) và Nhà Tri Thức Huế (MDS); đây là lần đầu tiên, bốn đơn vị cùng phối hợp tổ chức kì thi viết chính tả dành cho mọi đối tượng : thành viên của CCF và MDS, học sinh và sinh viên, v.v.
Mục đích của kì thi này là giúp các thành viên tham gia khám phá sự giàu có và phong phú của tiếng Pháp trong cách diễn đạt, từ vựng, văn hóa và văn minh ở tất cả các quốc gia mà tiếng Pháp sử dụng. Trong tinh thần này, bài chính tả thể hiện độ khó trong ngôn từ và bao gồm ba đoạn liên quan đến ba vùng và / hoặc ba quốc gia khác nhau trong không gian Pháp ngữ. Năm 2010, ba đoạn văn đó được phân chia như sau : 
  • đoạn đầu sử dụng các cách diễn đạt và các thuật ngữ liên quan đến văn hóa văn minh nước Pháp,
  • đoạn thứ hai sử dụng các cách diễn đạt và các thuật ngữ liên quan đến văn hóa văn minh vương quốc Bỉ, 
  • và đoạn thứ ba sử dụng các cách diễn đạt và các thuật ngữ liên quan đến văn hóa văn minh vùng Québec (Canada)
Kì thi này chủ yếu mang tính chất vui học đồng thời phải được tổ chức một cách nghiêm túc. Nó nhằm tạo cơ hội để cùng nhau khám phá sự giàu có của tiếng Pháp được trực tiếp diễn dịch qua sự sáng tạo thiên tài của các dân tộc ; một sự khám phá đồng thời cũng mang lại sự kinh ngạc thán phục và niềm vui cho những người tham gia.
Tuy nhiên, trước khi vào kì thi, quý vị cũng có thể tra cứu nhiều sách, từ điểm hoặc từ vựng của các quốc gia và vùng lãnh thổ liên quan, chẳng hạn :
4 - Internet : http://www.nouchi.com 
Ban Tổ chức 
  • Sở GD và ĐT: ông Trần Văn Dũng và bà Đoàn Hữu Nhật An 
  • Khoa Pháp : ông Phạm Anh Tú 
  • Trung tâm Văn hóa Pháp: bà Charlotte Jarnet và ông Nguyễn Bảo Quốc 
  • Nhà Tri thức Huế: ông Nguyễn Sinh Viện, bà Nguyễn Thị Thanh Thảo
  • Ban hỗ trợ các hoạt động Pháp ngữ : ông Lê Văn Gioang
PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC KÌ THI VIẾT CHÍNH TẢ
TRƯỚC KÌ THI ...
1. Liên lạc viên
Mỗi đơn vị cử một « liên lạc viên » của kì thi. Người này sẽ lập và nộp về Ban tổ chức phiếu đăng kí tham gia vào kì thi của đơn vị.
Hạn cuối cùng để đăng kí : thứ năm 28/1/2010
2. Thời gian
Kì thi viết chính tả được tổ chức ngày chủ nhật 7/2/2010.
Trao giải : thứ bảy, 20/3/2010
3. Địa điểm
Nhà Tri thức và Trung tâm Văn hóa Pháp, 01 Lê Hồng Phong, thành phố Huế.
4. Tham gia
Các bài khóa khác nhau sẽ dành cho 4 đối tượng (4 cấp độ):
- Học sinh NN2 khối THCS và THPT: 100 từ
- Học sinh NN1 và pháp tăng cường khối THCS : 150 từ
- Học sinh NN1 và pháp tăng cường khối THPT : 200 từ
- Sinh viên và các đối tượng khác : 250 từ
5. Đăng ký
Mỗi đơn vị tổ chức cho các thí sinh đăng kí. Trên danh sách này bao gồm các thông tin sau : Họ và tên, nam/nữ, lớp, trường, điểm và chữ kí. Danh sách này sẽ được sử dụng để các thí sinh kí vào ngày diễn ra kì thi.
Danh sách này sẽ do Nhà tri thức và Trung tâm văn hóa Pháp giữ để điền vào phiếu tổng kết gửi về các trường.
6. Kì thi
Sau khi nhận phiếu đăng kí (nộp tại Nhà tri thức và Trung tâm văn hóa Pháp), hạn cuối là thứ năm 28/1/2010, Ban tổ chức sẽ chuẩn bị:
- bài đọc cùng với các ghi chú về chấm điểm được niêm phong,
- một phong bì niêm phong khác đựng bài đọc « chỉ mở vào ngày thi »
- Ngoài người đọc, ban tổ chức còn mời thêm giám thị trong suốt buổi thi và chấm thi.

NGAY SAU KHI ĐỌC BÀI CHÍNH TẢ...
1. Sửa bài
Việc sửa bài sẽ được thực hiện ngay. Cách thức tiến hành như sau :
- các thí sinh đổi bài viết cho nhau,
- việc sửa bài được thực hiện bằng bút chì,
- bài chính tả được trình chiếu trên màn hình hoặc được in trên giấy,
- những ghi chú về từ khó sẽ được giải thích.
LƯU Ý : mọi tài liệu trên giấy (giấy nháp, bài sửa...) sẽ được ban giám thị hủy ngay sau khi sửa bài. Các thí sinh có thể yêu cầu có một bản sao của bài chính tả chỉ sau ngày 20/3/2010.

2. Kiểm tra lại
Việc kiểm tra lại sẽ được thực hiện bởi các giám khảo dưới sự giám sát của Ban Tổ chức.
a. Thang điểm
Để chấm các lỗi, các giám khảo dựa vào thang điểm sau :
- Lỗi chính tả thông thường : - 1⁄2 điểm
- Các lỗi không thuộc về ngữ pháp : - 1⁄2 điểm
- Lỗi ngữ pháp : - 1 điểm
Trong trường hợp có hai bài bằng điểm, các từ phân cấp cũng được dự kiến, danh sách các từ này sẽ do Ban tổ chức cung cấp cho các giám khảo.
b. Cho điểm
Các giám khảo sử dụng bút đỏ để khẳng định lại và khoanh tròn số lỗi.
3. Thông báo kết quả và trao giải
Kết quả cuộc thi sẽ được thông báo đến các trường trong thời gian sớm nhất. Lễ trao giải sẽ được tổ chức công khai ngày 20/3/2010, trong khuôn khổ tuần lễ Cộng đồng Pháp ngữ.
4 giải nhất : 200,000 VND/giải (bao gồm sách, đĩa + thẻ bạn đọc của MDS-CCF 
4 giải nhì : 150,000 VND/giải (bao gồm sách, đĩa + thẻ bạn đọc của MDS-CCF) 
4 giải ba : 100,000 VND/giải (bao gồm sách, đĩa + thẻ bạn đọc của MDS-CCF) 
8 giải khuyến khích: thẻ bạn đọc của MDS-CCF

NHANH NHẤT CÓ THỂ SAU BUỔI THI ...
Các giám khảo chuyển về cho Ban tổ chức 5 bài thi tốt nhất của mỗi cấp độ dự thi cùng với biên bản tổng kết.
Tên của 5 thí sinh đạt giải cao nhất của mỗi cấp độ sẽ được thông báo, lễ trao giải và giấy khen sẽ được tổ chức công khai ngày thứ bảy 20/3/2010.

BAN LIÊN LẠC
Đoàn Hữu Nhật An (Trung tâm nguồn tiếng Pháp)
Nguyễn Thị Thanh Thảo (Nhà tri thức Huế)
Nguyễn Bảo Quốc (Trung tâm văn hóa Pháp)
Ông Nguyễn Bảo Quốc, bà Nguyễn Thị Thanh Thảo và bà Đoàn Hữu Nhật An sẵn sàng cung cấp các thông tin bổ sung :



Nguyễn Bảo Quốc – CCF
Tél. : 3822678/ 0913493377
Nguyễn Thị Thanh Thảo – MDS
Tél. : 3817971/ 0983523621
Courriel : mds-hue@vnn.vn
Đoàn Hữu Nhật An – CRF-Hué
Tél: 054. 3623 804
Huế, ngày 23 tháng 1 năM 2010
BAN TỔ CHỨC
»»  đọc tiếp

Mời tham gia kì thi viết chính tả bằng tiếng Pháp - năm 2010

Kính gửi Ban Giám Hiệu và giáo viên tiếng Pháp các trường THCS và THPT,

Ngày 7/2/2010, Sở Giáo dục, khoa Pháp ĐH Ngoại ngữ, Trung tâm văn hóa Pháp và Nhà tri thức Huế phối hợp tổ chức thi viết chính tả dành cho 4 đối tượng (4 trình độ):
- trình độ I: học sinh NN2 THCS và THPT
- trình độ II: học sinh NN1 và pháp tăng cường THCS
- trình độ III: học sinh NN1 và pháp tăng cường THPT
- trình độ IV: sinh viên và các đối tượng khác

Kính mong quý trường gửi danh sách học sinh tham gia theo mẫu đính kèm về địa chỉ mail ghi trong thông báo.
Hạn cuối nộp danh sách: thứ năm 28/1/2010.

Để giúp cuộc thi lần đầu được tổ chức thành công, kính mong quý trường cử học sinh tham gia theo số lượng đề nghị như sau:

 - THCS và THPT khối NN2: 3 hs/trường x 8 THCS + 3 hs/trường x 4 (Nguyễn Huệ, HBT, Gia Hội, Quốc Học): 36
 - THCS: khối NN1 và pháp tăng cường gồm Nguyễn Tri Phương (10), Thống Nhất (10), Trần Cao Vân (5) và Nguyễn Chí Diểu (5): 30
 - THPT khối NN1 và Pháp tăng cường : Quốc Học (10 + 5), Nguyễn Huệ (5), Cao Thắng (3), Hai Bà Trưng (3), Gia Hội (3): 29

Rất mong sự hỗ trợ tham gia của quý trường.

Hân hạnh đón tiếp.
Trân trọng.
»»  đọc tiếp

11 thg 1, 2010

"CAMPUS FRANCE": Trung tâm tư vấn Du học tại Pháp


Ngày 08 tháng 01 năm 2010, Campus France vừa mở chi nhánh đại diện tại Huế, đặt trụ sở tại Trung Tâm Văn Hóa Pháp, 01, Lê Hồng Phong, thành phố Huế.

Một chi nhánh khác của Campus France tại miền Trung cũng đã chính thức khai trương ngày 09 tháng 01 năm 2010 Tại Đà Nẵng.

Giới thiệu về Không gian CampusFrance

Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2007, Trung tâm tư vấn Du học tại Pháp lấy tên là « CAMPUSFRANCE »

Hàng năm, nhiều sinh viên Việt Nam có nguyện vọng đi học đại học tại Pháp. Họ muốn tìm thấy ở đây các chuyên ngành đào tạo chất lượng cao trong tất cả các lĩnh vực tri thức. Họ đến từ khắp các địa phương, từ khắp các trường đại học của Việt Nam. Họ có một loạt câu hỏi như nên học theo hướng nào, nên chọn ngành nào, nên chọn trường đại học hay cơ sở đào tạo chuyên ngành nào ?

Để tạo điều kiện cho sự gặp gỡ giữa những nhu cầu này với những khả năng đáp ứng đa dạng và phong phú, để giúp các thí sinh xây dựng một lộ trình học tập nhất quán, và cũng là để hỗ trợ cho việc xin đăng ký học ở Pháp và làm thủ tục xin visa « lưu trú dài hạn », cần phải có một công cụ mới.

Trung tâm tư vấn du học tại Pháp (CEF) đã được mở cửa ra tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 06 năm 2005, trong đó bao gồm các văn phòng của Cơ quan « EduFrance », một cơ quan đã đi vào hoạt động phục vụ sinh viên Việt Nam từ năm 2002.

Bộ phận mới này của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam giúp cho các thí sinh, thông qua mạng Internet, tìm hiểu thông tin về các chương trình đào tạo, về những yêu cầu của mỗi chuyên ngành và về trình độ cần có để có thể theo học.

Vì vậy, mỗi sinh viên, tùy theo năng lực của mình, có thể chọn được chính xác những gì phù hợp với mình khi xin đăng ký vào học tại một cơ sở đào tạo đại học của Pháp, tránh mọi sai sót, thất bại đáng tiếc và tốn kém, hậu quả của những sự định hướng sai lầm.

Mọi nhu cầu đi học tại Pháp đều được đáp ứng thông qua văn phòng CEF : các cán bộ tư vấn của EduFrance hỗ trợ riêng từng thí sinh trong các giai đoạn lập dự án, từ việc xác định kế hoạch học tập đến việc chuẩn bị cho thời gian lưu trú học tập tại Pháp.

Một cuộc phỏng vấn riêng cho từng cá nhân tại văn phòng của CEF ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho phép hoàn tất việc lập hồ sơ xin visa « lưu trú dài hạn » để sang Pháp du học, trước khi hồ sơ đó được chuyển qua cơ quan lãnh sự.

Địa chỉ liên lạc:

Espace CampusFrance tại Hà Nội:
         L'Espace, Trung tâm văn hóa Pháp
         24 phố Tràng Tiền, Hà Nội
         Điện thoại : (+84) 4 39 36 21 64
         Fax : (+84) 4 39 36 21 65
         Thư điện tử : etudesenfrance@espace-ccfhanoi.org

Espace CampusFrance tại Huế:
         Trung tâm văn hóa Pháp tại Huế - CCF
         01, Lê Hồng Phong, thành phố Huế
         Điện thoại : (+84) 54 3 822 678
         Thư điện tử : administration-ccfhue@vnn.vn

Espace CampusFrance tại Đà Nẵng:
         Trung tâm tiếng Pháp
         41, Lê Duẩn, thành phố Đà Nẵng
         Điện thoại : (+84) 051.13.81.82.70
         Thư điện tử :

Espace CampusFrance tại thành phố Hồ Chí Minh

Cung cấp thông tin, định hướng, hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ thí sinh :
          IDECAF - 31 Thái Văn Lung, Q.1, TP HCM
          Điện thoại : (+84) 8 827 43 55
          Fax : (+84) 8 827 43 54
          Thư điện tử : espace.hochiminh@campusfrance.org

Văn phòng đánh giá :
         Tổng lãnh sự quán Pháp - 27 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TP HCM
         Điện thoại : (+84) 8 829 72 31 / (+84) 8 822 89 21
         Fax : (+84) 8 822 89 22
         Thư điện tử : info.cefhcm@cefhcm.org.vn

Để nâng cao trình độ tiếng Pháp, Trường ngôn ngữ Pháp đón tiếp bạn :
         Hà Nội : Ecole de Langue de L'Espace, 24 Tràng Tiền, Hà Nội. 04.39.36.21.64
         Huế : Trung tâm văn hóa Pháp tại Huế, 1 Lê Hồng Phong. 054 38 22 678
         Đà Nẵng : Trung tâm tiếng Pháp, 41 Lê Duẩn, Đà Nẵng. 051.13.81.82.70
         T.P. Hồ Chí Minh : IDECAF, 31 Thái Văn Lung, Q.1., T.P. Hồ Chí Minh. 08.38.29.54.51
»»  đọc tiếp

Bài thi Trắc nghiệm đánh giá tiếng Pháp (TEF)


Bài thi này cho phép xác định một cách nhanh chóng năng lực về tiếng Pháp phổ thông của những sinh viên hay người lao động mà tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Pháp. Bài thi TEF là bài trắc nghiệm về tiếng Pháp với tư cách là một ngoại ngữ được phổ biến trên thị trường ngoại ngữ của Thế giới; đây là một công cụ quốc tế đáng tin cậy và đã được chuẩn hóa, phù hợp với quy trình tuyển dụng hay các thủ tục hành chính chuyên biệt khác. Bài thi này gồm ba phần bắt buộc : đọc hiểu, nghe hiểu và từ vựng-cẩu trúc. Ngoài ra, còn có hai phần tự do : diễn đạt nói và diễn đạt viết.


TEF có mặt trong một mạng lưới bao gồm gần 350 trung tâm nằm rải rác tại khoảng 100 nước. Bài thi này được chấp nhận để miễn TCF/DAP với điều kiện điểm trung bình của diễn đạt viết phải đạt 16/20. Kết quả thi sẽ có giá trị trong vòng 1 năm.

Thông tin bổ sung :

Cẩm nang thi TEF : ví dụ về bài thi, sách giáo khoa và thông tin : http://www.fda.ccip.fr/
»»  đọc tiếp

Bài trắc nghiệm kiến thức về tiếng Pháp (TCF)


Giới thiệu chung

TCF hay bài Trắc nghiệm kiến thức về tiếng Pháp của Trung tâm quốc tế nghiên cứu sư phạm Sèvres (CIEP de Sèvres) là bài trắc nghiệm về tiếng Pháp của Bộ giáo dục Pháp.

Đây là bài trắc nghiệm về trình độ ngôn ngữ tiếng Pháp phổ thông, được xác nhận bằng số điểm và có giá trị hai năm. Bài trắc nghiệm này dành cho tất cả những ai mà tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Pháp và muốn được xác thực một cách đơn giản, chính xác, nhanh chóng trình độ tiếng Pháp vì những yêu cầu chuyên môn hoặc những lý do cá nhân.

TCF bao gồm các bài thi bắt buộc và những bài thi bổ sung. Bài TCF đầy đủ có tác dụng đánh giá trình độ năng lực tiếng Pháp. Kết quả bài trắc nghiệm cho phép xếp loại chính xác các thí sinh trên một thanh trình độ gồm 6 bậc tương ứng với thang trình độ của Hội đồng châu Âu.

Có hai loại TCF :

1. TCF "cho mọi đối tượng" (TP) :

TCF "cho mọi đối tượng" giúp cho các cơ sở đào tạo đại học biết một cách chính xác và chắc chắn trình độ ngôn ngữ của sinh viên trước khi tuyển hồ sơ thí sinh của họ. Bài trắc nghiệm này bao gồm 3 bộ câu hỏi trắc nghiệm với tổng thời gian là 1h30 :
           - Nghe hiểu (QCM)
           - Khả năng nắm cấu trúc ngôn ngữ (QCM)
           - Đọc hiểu (QCM)

2. TCF "xin tiếp nhận tạm thời" (DAP) :

TCF-DAP có tính bắt buộc để có thể vào học bậc thứ nhất ở trường đại học tổng hợp hay một trường kiến trúc. Các thí sinh sẽ phải làm bài thi TCF "cho mọi đối tượng" và một bài diễn đạt viết riêng theo yêu cầu của phần Xin tiếp nhận tạm thời. Phần này bao gồm hai bài viết trình độ 4 : một bài bình luận về các số liệu cho sẵn và một bài nghị luận; tổng thời gian giành cho cả hai bài là 1h30.

Nơi thi :

- Tại Hà Nội : Trung tâm văn hóa Pháp tại Hà Nội, ESPACE, 24 phố Tràng Tiền.

- Tại thành phố Hồ Chí Minh : Viện trao đổi Văn Hóa với Pháp (IDECAF) 31 Thái Văn Lung – Q1 – TP Hồ Chí Minh.

- Tại Huế : Trung tâm văn hóa Pháp tại Huế, số 1 phố Lê Hồng Phong.

Giải thích kết quả :

TCF không phải là một văn bằng mà là một bài thi trắc nghiệm đánh giá trình độ ngôn ngữ như các bài thi TOEIC hay TOEFL đối với tiếng Anh. Bài làm của thí sinh sẽ được chuyển về Pháp để chấm tại CIEP de Sèvres. Sau khi thi khoảng 15 ngày, kết quả sẽ được công bố. Các thí sinh sẽ không hề bị trượt hoặc lưu ban. Họ sẽ nhận được kết quả tổng thể cũng như điểm của mỗi bài thi đi kèm với lời giải thích về trình độ của mình. Thí sinh có thể bảo lưu kết quả này trong vòng hai năm.

Kể từ tháng 6-2007, trang web của CampusFrance sẽ cho phép đăng ký vào các kỳ thi TCF qua mạng Internet. Các kỳ thi TCF "cho mọi đối tượng" được tổ chức trong suốt năm. Các kỳ thi TCF-DAP sẽ được tổ chức từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.

Việc đăng ký sẽ được tiến hành cho đến ngày thứ sáu đầu tiên của tháng cho kỳ thi sẽ được tổ chức vào ngày thứ bảy cuối cùng của tháng đó. Sau khi đã nộp lệ phí thi TCF, DỨT KHOÁT BẠN PHẢI đăng ký TRÊN MẠNG INTERNET từ không gian riêng của bạn, mục "đăng ký thi kiểm tra trình độ tiếng".

Liên hệ và tìm kiếm thông tin :

- Tại Hà Nội
Lễ tân ESPACE, 24 phố Tràng Tiền Địa chỉ thư điện tử : etudesenfrance@espace-ccfhanoi.org, Nộp lệ phí tại tầng 3 : từ 8h00 đến 16h00 hàng ngày, từ thứ hai đến thứ sáu.

- Tại thành phố Hồ Chí Minh :
Viện trao đổi Văn Hóa với Pháp (IDECAF) 31 Thái Văn Lung – Q1 – TP Hồ Chí Minh. Địa chỉ thư điện tử : bcle@hcm.vnn.vn Nộp lệ phí tại Tổng lãnh sự Pháp : 27 Nguyễn Thị Minh Khai, Q1, TP Hồ Chí Minh; chỉ vào các ngày thứ ba và thứ năm hàng tuần, từ 14h00 đến 16h00.

- Tại Huế :
Trung tâm văn hóa Pháp tại Huế, số 1 phố Lê Hồng Phong. Địa chỉ thư điện tử: ........... Nộp lệ phí vào các ngày từ thứ hai đến thứ sáu, từ 8h00 đến 12h00 và từ 14h00 đến 17h00

Thông tin bổ sung :

- Cẩm nang thi TCF "cho mọi đối tượng"; ví dụ về bài thi, sách giáo khoa và thông tin : http://www.ciep.fr/
- Thông tin về học tập tại Pháp : http://www.education.gouv.fr/
»»  đọc tiếp

Chương trình học bổng Evariste Galois 2010


Tin từ trang web của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam:

Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam xin mời các bạn sinh viên Việt Nam mong muốn tiếp tục học tập ở trình độ thạc sĩ hoặc tiến sĩ trong các trường đại học và trường lớn của Pháp nộp hồ sơ xin học bổng cho chương trình học bổng Evariste Galois.


Các chuyên ngành học ưu tiên như sau :
       - khoa học cơ bản ;
       - khoa học kỹ sư ;
và :
       - kinh tế và quản lý ;
       - luật.

Việc xét duyệt thí sinh do một hội đồng các chuyên gia thực hịên, đầu tiên dựa trên cơ sở hồ sơ do thí sinh nộp. Sau đó, các thí sinh có hồ sơ được lựa chọn sẽ.được mời phỏng vấn.

Thời gian :
- Hạn cuối cùng nhận hồ sơ: ngày 5 tháng 02 năm 2010 ;
- Phỏng vấn thí sinh trúng tuyển ở vòng xét duyệt hồ sơ: trong tháng 03 năm 2010 ;
- Thông báo kết quả: kể từ ngày 5 tháng 04 năm 2010.

* Tải quy định của chương trình học bổng Evariste Galois

* Tải mẫu hồ sơ xin học bổng Evariste Galois
dưới dạng file pdf hoặc dưới dạng word

* Tải nội dung Hỏi&Đáp về Chương trình học bổng Evariste Galois
»»  đọc tiếp

Kết quả giáo án có ƯD CNTT lần thứ 6


Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế vừa gửi công văn thông báo kết quả hội thi giáo án có ứng dụng CNTT lần thứ 6, năm 2009.

Kết quả bộ môn tiếng Pháp có 3/6 giáo án dự thi đạt giải.
Xin chúc mừng các giáo viên:
- Giải nhất: Hoàng Thị Quỳnh Anh (THPT Nguyễn Huệ) với bài 6 - L'année scolaire (ADO) dành cho đối tượng học sinh NN2. Tham khảo
- Giải nhì: Hoàng Thị Hồng Lê (THPT Quốc Học) với bài dạy về La Francophonie dành cho đối tượng học sinh chuyên và song ngữ lớp 10 và 11. Tham khảo
- Giải khuyến khích: Bùi Thị Hải Quỳnh (THCS Nguyễn Tri Phương với bài 6 - Louis Pasteur (Tiếng Pháp 8) dành cho đối tượng học sinh song ngữ. Tham khảo

Xin trích toàn bộ công văn:
Kính gửi: - Phòng GD-ĐT các huyện, thành phố Huế,
               - Các trường Trung học trực thuộc,
               - Các Trung tâm KTTH-HN, GDTX, Tin học.


Căn cứ thông báo số 1869/SGD&ĐT-KH&CNTT ngày 20/10/2009 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế về việc thi giáo án điện tử lần thứ 6 năm 2009
và Quyết định số 2201/SGD&ĐT-KH&CNTT ngày 30/11/2009 của Sở GD-ĐT TT Huế về việc thành lập Ban Giám khảo Hội thi giáo án điện tử lần thứ 6 năm học 2009-2010; từ ngày 9/12/2009 đến ngày 12/12/2009, Hội đồng đã dựa trên các tiêu chí mà Sở GD-ĐT đã đề ra, đó là:


- Đánh giá kết quả ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới PPDH.
- Khuyến khích ứng dụng CNTT vào dạy học, biểu dương các tìm tòi sáng tạo của cán bộ, giáo viên.
- Rèn luyện kỹ năng soạn giảng và dạy học bằng cách sử dụng các ưu thế của CNTT.
- Phổ biến các hồ sơ bài giảng có nhiều ưu điểm để giáo viên toàn ngành sử dụng, giảm bớt công sức, kinh phí cho thực hiện. Kết quả cụ thể như sau:


A. Số lượng:
1. Bậc học Mầm non có 98 giáo án dự thi của 8 huyện và thành phố Huế.
2. Bậc Tiểu học: có 425 giáo án dự thi của 9 huyện/thành phố Huế.
3. Bậc Trung học, GDTX và KTTH:

            Âm nhạc - 7, Anh văn - 88, GDCD - 33, KT-CN - 37, Địa - 60,
            Hoá - 55, GDQP - 1, Lý - 73, Mỹ thuật - 26, NGLL - 2, Pháp - 6
            Sinh - 82, Sử - 53, Thể dục - 6, Tin - 56, Toán - 123, Văn - 77
TỔNG CỘNG: 784


B. Chất lượng:
I. Ưu điểm:
- Các môn xã hội tăng hơn kỳ thi lần thứ 5, như các môn: Văn, Sử, Địa,… Đặc biệt bậc học mầm non tuy còn nhiều khó khăn nhưng tham gia dự thi rất tích cực và nhiều bài rất tốt.
- Thể hiện tốt nội dung bài giảng, công phu, có sự tìm tòi, nghiên cứu của giáo viên. Thiết kế các hoạt động tốt, đáp ứng được mục tiêu của bài dạy. Nhiều bài giảng có sáng tạo khi xây dựng, thiết kế kịch bản cho bài soạn, bài giảng mà không đánh mất việc tổ chức lớp học của Nhà trường. Nhiều giáo án thể hiện được cách tổ chức hoạt động của thầy và trò để phát huy tính tích cực của học sinh.

- Giáo viên đã vận dụng triệt để phần mềm để làm phong phú thêm bài dạy như: trắc nghiệm, hình ảnh minh hoạ, hình ảnh tham khảo, ... Giáo án bậc Tiểu học vận dụng nhiều phần mềm mà đã được tập huấn trước đây.

- Sử dụng được phần mềm trình diễn (Powerpoint) và kết hợp tốt với các phần mềm chuyên dụng dạy học bộ môn. Nhiều giáo viên đã thực sự có công tâm để tự khai thác thêm nhiều phần mềm chuyên dụng khác như: Flash, Pakma, Solid Work, Cabri,… đã được tập huấn trong thời gian qua, hoặc tải thông tin về từ Internet nhằm phục vụ bài dạy.Việc sử dụng phần mềm của một số bài dạy khá nhuần nhuyễn, chính xác, hợp lý. Đặc biệt có nhiều bài giảng biết kết hợp tốt với phương pháp TLC, Intel. Kết hợp được các thiết bị dạy học với nhau. Có giáo viên đã tự nghiên cứu thiết kế bài dạy dựa theo chuẩn bài giảng điện tử (SCROM).

- Hình thức trình bày khá đẹp.

- Nhiều đơn vị có số lượng khá nhiều nhưng chất lượng vẫn đảm bảo yêu cầu của ban tổ chức đề ra. Đặc biệt các đơn vị đã sơ tuyển tại cơ sở vì thế hầu hết các bài dự thi đều có thể sửa đổi đôi chút thì sử dụng được ngay.


II. Tồn tại:
- Một số giáo án còn quá sơ sài, chưa biết tận dụng và kết hợp thiết bị Tin học với bài dạy khiến cho các bài này dùng các slide như một bìa và bảng phụ, mang nặng tính trình diễn. Ít giáo án thể hiện được việc học nhóm của học sinh, đến việc sử dụng CNTT cho học sinh phát hiện ra kiến thức mới.
- Một số bài kiến thức còn chưa chính xác. Nhiều giáo án mắc lỗi chính tả rất nặng. Một số hình vẽ còn thiếu tính sư phạm. Nhiều giáo án in trên giấy và thuyết minh chưa dẫn dắt người đọc hiểu hết ý đồ của tác giả xây dựng nên bài dạy đó.
- Nhiều bài trình bày rờm rà, màu mè chưa phù hợp gây cho học sinh mất tập trung. Một số hiệu ứng về âm thanh, ánh sáng dư thừa chưa phục vụ bài học. Việc trình bày cho nội dung xuất hiện nhiều khi tạo ra các hiệu ứng không cần thiết như: cho chữ chạy từ từ (mất thời gian).
- Việc sử dụng font chữ không theo quy định chung của Nhà nước (font Unicode) mà đã được thống nhất từ trước đến nay. Vẫn có một số đơn vị chưa tổ chức việc sơ tuyển mà gửi thẳng cho BTC Hội thi khiến cho việc sắp xếp rất vất vả.


III. Kết quả:


1. Mầm non: 21 giáo án
2. Tiểu học: 160 giáo án.
3. Trung học, GDTX và KTTH: 241 giáo án

           Âm nhạc - 1, Anh Văn - 37, KT-CN - 20, NGLL - 1, Địa - 28
           GDCD - 8, Mỹ thuật - 12, Lý - 22, Hoá - 5, Sử - 10, Pháp - 3
           Sinh - 26, Toán - 33, Văn - 9, Tin - 16


IV. Công tác tổ chức:


Việc chuẩn bị: như đã thông báo về kế hoạch tổ chức, yêu cầu và điều kiện của các giáo án dự tuyển các môn..., Ban giám khảo đã điều hành khá chính xác và đúng kế hoạch mặc dù công việc đó rất phức tạp và phụ thuộc rất nhiều yếu tố khách quan.
Trung tâm Tin học có rất nhiều cố gắng, cùng với Ban Giám khảo tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, tập hợp giáo án dự tuyển chu đáo. Năm nay, Ban tổ chức đã sắp xếp thêm địa điểm thi trường THPT Gia Hội nên đã giảm bớt căng thẳng khi phải tập trung số lượng lớn giáo viên dự thi vào một nơi.


Về tinh thần, thái độ làm việc của các thành viên Ban Giám khảo: Tuy điều kiện làm việc khá căng thẳng, nhưng các thành viên vẫn làm việc khẩn trương chu đáo, khách quan, vô tư, có trách nhiệm. Đã cùng tổ chọn ra được nhiều giáo án tốt.


Trên đây là kết quả Hội thi giáo án có ƯDCNTT lần thứ 6. Tuy quy mô và số lượng tham gia chưa thật đồng đều giữa các đơn vị, nhưng kết quả đáng khích lệ. Các trường cần tổ chức rút kinh nghiệm, sử dụng và hoàn chỉnh thêm các giáo án điện tử phù hợp với điều kiện của trường và phải đảm bảo các yêu cầu về dạy và học bộ môn, tránh tình trạng lạm dụng, mang tính chất trình diễn kém hiệu quả. Đính kèm công văn này là danh sách các giáo án được giải.


Sở sẽ tổ chức phát giải cho giáo viên có giáo án đạt giải vào lúc 14g00 ngày 27/01/2010, địa điểm trường THPT Quốc Học Huế.


Thành phần: Đại diện lãnh đạo các phòng GD-ĐT, lãnh đạo các trường THPT, GDTX, KTTH, lãnh đạo các đơn vị có giáo viên đạt giải và giáo viên có giáo án đạt giải ba trở lên của Hội thi lần thứ 6; Giáo viên có giáo án đạt giải nhất của Hội thi lần thứ 5. Giải khuyến khích Sở uỷ quyền cho các đơn vị tổ chức phát thưởng tại trường. Các đơn vị liên hệ với Trung tâm Tin học để nhận tiền bản quyền và thưởng. Để giản tiện trong việc đi lại, Phòng GD-ĐT huyện, thành phố và các trường trực thuộc cử cán bộ đến nhận cho toàn bộ giáo viên của đơn vị mình.


Đề nghị Phòng GD-ĐT các Huyện, thành phố phổ biến công văn này đến tận các trường THCS. Các đơn vị trực thuộc phổ biến đến tận giáo viên.


Tải danh sách đạt giải


KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC


TS PHẠM VĂN HÙNG
»»  đọc tiếp

2 thg 1, 2010

Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo dự tuyển chương trình học bổng của Canada dành cho khối Pháp ngữ năm học 2010-2011


Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo một số chi tiết quy định đối với dự tuyển chương trình học bổng của Canada dành cho khối Pháp ngữ năm học 2010-2011 như sau:


1. Đối tượng và điều kiện dự tuyển:

- Các công dân Việt Nam sống liên tục ở Việt Nam hoặc ở một trong các nước được nhận Chương trình PCBF trong vòng 01 năm trước thời điểm nộp đơn và có mặt tại Việt Nam vào thời điểm nộp đơn. Những người đã từng nhận được học bổng của Chương trình này chỉ có thể nộp hồ sơ nếu đã về Việt Nam được 2 năm. Ưu tiên các cán bộ đang làm việc tại các Bộ, ngành, cơ quan quản lý Nhà nước;

- Những người đã có đơn xin nhập cư tại Canada hoặc đã được phép nhập cư hoặc có chồng (vợ) đã được phép nhập cư tại Canada thì hồ sơ sẽ không được chấp nhận;

- Có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc. Các ứng viên có bằng tốt nghiệp loại giỏi được miễn điều kiện này;

- Hồ sơ dự tuyển của ứng viên phải có sự đồng ý của cơ quan quản lý trực tiếp;

- Có bằng đại học hệ chính quy dài hạn hoặc bằng thạc sĩ trong vòng 5 năm trở lại đây đối với ứng viên dự tuyển đi học sau đại học; có bằng tốt nghiệp (trung học phổ thông trở lên) trong vòng 10 năm trở lại đây đối với ứng viên dự tuyển đi học trình độ kỹ thuật và dạy nghề;

- Điểm trung bình của các năm học đạt từ 7.0 trở lên (thang điểm 10) đối với ứng viên dự tuyển đi học sau đại học; Điểm trung bình của các năm học từ 6,5 trở lên (thang điểm 10) đối với ứng viên dự tuyển hệ kỹ thuật và dạy nghề;

- Thành thạo tiếng Pháp.

2. Hồ sơ dự tuyển làm thành 02 bộ, mỗi bộ gồm các giấy tờ xếp thứ tự như sau:

1. Đơn xin dự tuyển học bổng PCBF- đã được điền đầy đủ bằng tiếng Pháp và ký tên hợp lệ (theo mẫu quy định);
2. Bản sao giấy khai sinh;
3. Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu phổ thông;
4. Sơ yếu lí lịch (bằng tiếng Pháp và tiếng Việt);
5. Bản sao chứng chỉ tiếng Pháp DELF B2 đạt tối thiểu là 15/25 điểm cho mỗi một hợp phần thi (ứng viên có thể nộp sau khi được lựa chọn vào vòng xét tuyển cuối cùng);
6. Bản sao học bạ trung học phổ thông, bảng điểm đại học và thạc sĩ (nếu có);
7. Bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, đại học và thạc sĩ (nếu có);
8. Thư giới thiệu tham gia dự tuyển học bổng
    • Đối với ứng viên dự tuyển các bậc thạc sĩ, tiến sĩ, sau tiến sĩ và học kỹ thuật chuyên nghiệp, cần phải có 03 thư giới thiệu (02 thư giới thiệu của giáo sư và 01 thư giới thiệu của cơ quan quản lý trực tiếp);
   • Đối với ứng viên dự tuyển các khóa thực tập, phải có 01 thư giới thiệu của lãnh đạo hoặc giảng viên thuộc cơ sở đào tạo có thể xác nhận khả năng của ứng viên trong việc thực hiện thành công chương trình học tập dự kiến và 01 thư giới thiệu của cơ quan quản lý trực tiếp;
(Lưu ý: Thư giới thiệu phải sử dụng mẫu quy định của Chương trình PCBF.)

9. Thư trình bày dự định nghề nghiệp trong tương lai (tối đa 750 từ);
10. Thư trình bày kế hoạch nghiên cứu (tối đa 1200 từ, trình bày rõ mục tiêu, giả thiết, phương pháp luận, kết quả dự kiến, những hỗ trợ và nguồn lực có sẵn để thực hiện đề án nghiên cứu);
11. Bản sao luận văn hoặc luận án DEA hoặc DES+1, hoặc DESS và các ấn phẩm (nếu có) đối với ứng viên dự tuyển sau đại học và sau tiến sĩ.

(Thông tin chi tiết và mẫu giấy tờ quy định xem trên website: http://www.boursesfrancophonie.ca/).
Hoặc tải tại các liên kết sau:
- Application form.pdf
- Offre de bourse 2010.pdf
- Recommandation Academique.pdf
- Recommandation de L'employeur.pdf
- TB PCBF 2010.pdf

3. Thời hạn dự tuyển

Toàn bộ giấy tờ cần trình bày trên giấy khổ A4, theo chiều dọc trang giấy, đựng trong một túi hồ sơ kích thước 25cm x 34cm. Mặt ngoài túi hồ sơ có ghi “Hồ sơ dự tuyển Chương trình học bổng PCBF năm học 2010-2011”, danh mục các loại giấy tờ có trong túi và ghi rõ địa chỉ liên hệ, các số điện thoại cố định, di động và e-mail để liên lạc.

Hồ sơ cần gửi phát chuyển nhanh bảo đảm hoặc nộp trực tiếp tại Văn phòng một cửa - Cục Đào tạo với nước ngoài, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 21 Lê Thánh Tông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội trước ngày 12/01/2009 (tính theo dấu bưu điện đến hoặc sổ theo dõi nhận hồ sơ của Văn phòng một cửa - Cục Đào tạo với nước ngoài).

Hồ sơ nộp muộn và không đúng theo quy định trên được coi là không hợp lệ và không được xét tuyển. Những người khai hồ sơ dự tuyển không đúng và người xác nhận sai sẽ bị xử lý theo pháp luật. Không trả lại hồ sơ dự tuyển trong bất kỳ trường hợp nào.

Ứng viên đủ tiêu chuẩn sẽ được thông báo qua e-mail hoặc điện thoại về việc tham gia vòng phỏng vấn sơ tuyển tại Hà Nội dự kiến vào tháng 2/2010.

Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo để các Bộ/Ngành, Cơ quan ngang Bộ, các đại học, học viện, các trường đại học và cao đẳng phổ biến thông tin về Chương trình học bổng này và cử cán bộ có đủ điều kiện tham gia dự tuyển./
»»  đọc tiếp

Học bổng của Canada dành cho khối Pháp ngữ (PCBF) năm học 2010 - 2011


Theo thông báo của Đại sứ quán Canada tại Việt nam, năm học 2010-2011 Canada cấp học bổng cho cán bộ Việt Nam trong khuôn khổ Chương trình học bổng dành cho khối Pháp ngữ (PCBF).

Học bổng PCBF được quản lý bởi Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng Canada trên danh nghĩa của Cơ quan phát triển quốc tế Canada (ACDI). ACDI sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyển chọn các ứng viên là cán bộ đi học sau đại học (thạc sĩ và tiến sĩ), hệ kỹ thuật và dạy nghề (2 năm), thực tập ngắn hạn (từ 3 đến 10 tháng) và sau tiến sĩ (không quá 10 tháng). Các ứng viên trúng tuyển sẽ bắt đầu đi học từ tháng 9 năm 2010.

Học bổng toàn phần được cấp bao gồm học phí, các chi phí học tập liên quan trong quá trình đào tạo, phí kiểm tra sức khỏe, phí visa, vé máy bay khứ hồi, sinh hoạt phí, bảo hiểm y tế và các khoản chi phí, phụ cấp khác trong quá trình học tập theo quy định của Chương trình PCBF.

Các lĩnh vực ưu tiên cấp học bổng bao gồm:
- Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
- Môi trường,
- Quản lý hành chính,
- Kinh tế,
- Giáo dục,
- Luật,
- Quản lý Nhà nước,
- Kỹ thuật,
- Y tế (đối với Y tế chỉ dành cho chương trình nghiên cứu, không dành cho các ngành học về y, dược, nha khoa để hành nghề)
- và các chương trình nâng cao năng lực kỹ thuật và dạy nghề, các ngành công nghệ mũi nhọn và quản lý doanh nghiệp.

Thông tin chi tiết về chương trình học bổng xin tham khảo tại
- website của Chương trình PCBF: http://www.boursesfrancophonie.ca/
- hoặc website của Cục Đào tạo với nước ngoài: http://www.vied.vn/.
»»  đọc tiếp
Related Posts with Thumbnails
 

Vài nét về Blog CRF Infos

Đây là blog thông tin của Trung tâm nguồn tiếng Pháp (CRF-Huế) trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế.
Địa chỉ liên hệ: 10 Trần Cao Vân, Huế. ĐT: 054.3623804, e-mail: crf.hue@gmail.com

CRF-Hué Infos - Bản quyền © 2009 WoodMag được thiết kế bởi Ipietoon cho Free Blogger Template