Bạn muốn đi du học tại Pháp, Bỉ, Canada hoặc tại một trường đại học nước ngoài có chương trình giảng dạy bằng tiếng Pháp, và bạn mong muốn xin một học bổng tài trợ cho việc học của bạn ? Trong tầm hiểu biết của chúng tôi, hầu như có rất ít học bổng cấp cho học sinh mới tốt nghiệp THPT. Đa số các học bổng đều cấp cho việc theo học Thạc sĩ, tiến sĩ. Một số ít học bổng dành cho những sinh viên đã học năm thứ nhất hoặc năm thứ hai Đại học.

Để được chấp nhận, ngoài các kiến thức về chuyên môn, bạn phải chuẩn bị tốt kiến thức ngôn ngữ, tức tiếng Pháp.

- Muốn chứng minh trình độ ngôn ngữ của mình, nước Pháp và Bỉ yêu cầu bạn phải có bằng DELF B2 hoặc thi chứng nhận TCF đạt trên 400 điểm (mức 4) (Xem chi tiết ...).

- Để tìm hiểu chi tiết về khác biệt giữa bằng DELF và giấy chứng nhận kỹ năng tiếng Pháp TCF, lịch thi, phí và nơi đăng ký dự thi, xin mời đọc tiếp.

12 thg 5, 2010

Thông tư quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục

Ngày 1/3/2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo có thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục.
2. Quy định này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục bao gồm các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục phổ thông, trường mầm non, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm ngoại ngữ - tin học (sau đây gọi chung là các cơ sở giáo dục) và các cơ quan quản lý giáo dục.

Điều 3: Mục đích sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong ngành giáo dục:
1. Hỗ trợ nâng cao hiểu biết về lập trình phần mềm, hỗ trợ đổi mới tư duy, tạo môi trường nghiên cứu, sáng tạo; rút ngắn thời gian nghiên cứu.
2. Là môi trường học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong xã hội học tập; tạo môi trường kỹ năng làm việc theo nhóm, theo cộng đồng.
3. Hạn chế và hướng tới việc xóa bỏ việc vi phạm bản quyền phần mềm.
4. Tiết kiệm chi phí bản quyền.
5. Tạo sự thích nghi với các sản phẩm tương đương với các phần mềm thương mại mã nguồn đóng.
6. Đảm bảo an ninh cho hạn tầng hệ thống thông tin và dữ liệu.
7. Định hướng sử dụng các chuẩn mở.

Điều 4: Định dạng chuẩn tài liệu mở trong giao dịch điện tử:
Áp dụng Quyết định số 1761/QĐ-BKHCN ngày 27 tháng 8 năm 2009 về tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7978:2009 về định dạng tài liệu mở ODF (Open Document Format) cho các ứng dụng văn phòng.

Điều 5. Danh mục các sản phẩm phần mềm tự do mã nguồn mở được yêu cầu sử dụng chính thức để dạy học và sử dụng trong công tác văn phòng của các cơ sở giáo dục


1. Phần mềm văn phòng OpenOffice.Org (Sau đây có thể gọi tắt là OpenOffice) là phần mềm đáp ứng và tuân thủ tiêu chuẩn định dạng tài liệu mở ODF. OpenOffice.Org gồm 6 mô đun sau:
     a) Soạn thảo văn bản (Writer);
     b) Bảng tính điện tử (Calc);
     c) Trình chiếu (Impress);
     d) Cơ sở dữ liệu (Base);
     đ) Đồ hoạ (Draw);
     e) Soạn thảo công thức toán học (Math);

2. Bộ gõ tiếng Việt: Unikey.
3. Trình duyệt web Mozilla Firefox.
4. Phần mềm thư điện tử máy trạm của Mozilla: Thunderbird.
5. Hệ điều hành trên nền Linux.

Điều 6. Danh mục các phần mềm mã nguồn mở được khuyến khích sử dụng trong các cơ sở giáo dục
1. Hệ điều hành GNU/Linux cho các máy chủ như Ubuntu, CentOS, Fedora Core, Debian.
2. Hệ điều hành của Linux dành cho máy bàn (PC) và máy tính xách tay (Laptop, Netbook...): Ubuntu, Fedora, Hacao (tiếng Việt, máy cấu hình thấp), PurpyDingo (Máy cấu hình thấp).
3. Bộ gõ tiếng Việt trong môi trường GNU/Linux: xvnkb, Scim.
4. Quản lý học tập điện tử e-Learning: Moodle, Dokeos.
5. Quản lý thư viện số: Greenstone của UNESCO, D-space.
6. Phần mềm thư viện: Emilda, phpmylibrary, Koha, OpenBiblio.
7. Quản lý mạng lớp học: Phần mềm Mythware, i-Talc của Intel.
8. Cổng thông tin điện tử: Liferay, Uportal, DotnetNuke, ExoPlatform.
9. Diễn đàn: phpBB, Jforum, mvnForum, SMF.
10. Quản lý nội dung CMS: Alfresco, PHP-Nuke, Nuke-Viet, Joomla, Drupal.
11. Vẽ bản đồ tư duy: FreeMind.
12. Xử lý âm thanh: Audacity.
13. Xử lý ảnh: PhotoScape, GIMP (thay thế Photoshop), Inkscape.
14. Tạo tệp văn bản PDF: PDFCreator.
15. Tạo tài liệu mở Wiki, cho phép người sử dụng có thể soạn thảo trực tiếp.
16. Database server: MySQL, PostgreSQL, Ingres, OpenDB.
17. Blog: WordPress, B2evolution.
18. e-Portfolio: Mahara.
19. Thư điện tử: Postfix, Zimbra, Sendmail.
20. Công cụ web: NVU, Bluefish (thay thế Frontpage, Dreamwear).
21. Nhắn tin, chat: Pidgin sử dụng cho nhiều mạng khác nhau Google, Yahoo, AIM, ICQ.
22. Phần mềm ngành xuất bản: Scribus (thay thế QuarkXpress, Indesgin).

Điều 17. Tổ chức thực hiện chung
4. Thời hạn triển khai:
Đến tháng 9 năm 2010, các cơ sở giáo dục hoàn tất việc triển khai các phần mềm OpenOffice.Org, Unikey, Firefox.

Điều 19. Hiệu lực thi hành.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2010.

Theo http://www.moet.gov.vn/?page=6.10&view=2046

Tải công văn file .doc
»»  đọc tiếp
Related Posts with Thumbnails
 

Vài nét về Blog CRF Infos

Đây là blog thông tin của Trung tâm nguồn tiếng Pháp (CRF-Huế) trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế.
Địa chỉ liên hệ: 10 Trần Cao Vân, Huế. ĐT: 054.3623804, e-mail: crf.hue@gmail.com

CRF-Hué Infos - Bản quyền © 2009 WoodMag được thiết kế bởi Ipietoon cho Free Blogger Template